Tổng thống D.Trump: Điện đàm Mỹ-Trung về thương mại "rất tốt đẹp"
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/11 cho biết đã có cuộc điện đàm "rất tốt đẹp" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng như kế hoạch gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra vào cuối tháng này ở Buenos Aires.
Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó trọng tâm là thương mại. Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 để có thể thảo luận sâu rộng một số vấn đề chính.
Theo ông, Washington đóng vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại và kinh tế Mỹ-Trung, và mong muốn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc thường xuyên, trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước cũng như sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ này thông qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bày tỏ sự vui mừng khi có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump, sẵn sàng gặp ông tại hội nghị G20.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, cả hai nhà lãnh đạo đều có tầm nhìn tốt đối với sự phát triển ổn định và mạnh mẽ của mối quan hệ Trung-Mỹ cũng như mở rộng hợp tác thương mại và kinh tế. Do đó, hai bên cần nỗ lực để hiện thực hóa điều này.
Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận đôi lúc hai bên đã bất đồng trong vấn đề thương mại. Điều này đã "gây bất lợi" đối với các ngành liên quan của cả hai nước cũng như thương mại toàn cầu và đây là tình trạng mà Bắc Kinh không muốn chứng kiến.
Vì vậy, đội ngũ phụ trách kinh tế của hai nước cần tăng cường liên lạc, tiến hành tham vấn các vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như thúc đẩy một giải pháp chung có thể chấp nhận được đối với vấn đề thương mại và kinh tế song phương.
Ngoài ra, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung còn thảo luận vấn đề Triều Tiên.
Tổng thống Trump mong muốn duy trì các biện pháp trừng phạt và sức ép nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân ngay cả khi ông đang xúc tiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh kể từ đầu năm nay, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đã có "những thay đổi tích cực".
Ông hy vọng cả Mỹ và Triều Tiên đều quan tâm tới các mối quan ngại của nhau, thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa cùng với việc xây dựng cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong vấn đề này.
Trong vài tháng trở lại đây, căng thẳng thương mại Mỹ- Trung liên tục leo thang cùng với các gói áp thuế nhập khẩu trả đũa lẫn nhau, trong đó Mỹ là bên khởi xướng nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc và điều chỉnh những hoạt động thương mại mà Mỹ cho là không công bằng.
Hiện dư luận đang kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng tới tại Argentina có thể tìm kiếm được giải pháp cho tình hình căng thẳng thương mại đang leo thang giữa hai cường quốc này./.
>>>Mỹ lên kế hoạch áp thuế với lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Trung QuốcTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại
05:30' - 02/11/2018
Báo "Văn Hối" (Hong Kong) dẫn công bố mới nhất của tập đoàn chuyên về bảo hiểm tín dụng của Pháp Coface cho rằng chủ nghĩa bảo hộ thương mại không ngừng gia tăng đang tác động đến nhiều nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc lần đầu thừa nhận kinh tế sụt giảm vì cuộc chiến thương mại
21:52' - 01/11/2018
Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo Nhật Bản đánh giá cao quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư Việt – Nhật
18:34' - 01/11/2018
Thương mại Việt – Nhật là hoạt động mang tính tương hỗ, bổ sung cho nhau, góp phần tối ưu hóa lợi ích cạnh tranh của mỗi bên, được thể hiện rõ trong cơ cấu các nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.