Xu hướng lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Coface ước tính rằng cứ mỗi 1% thuế nhập khẩu mà Mỹ tăng, giá trị xuất khẩu trung bình của các đối tác thương mại bị Mỹ áp thuế sẽ giảm 0,5%, trong khi ngành vận tải và cơ giới bị ảnh hưởng đặc biệt, dự kiến sẽ lần lượt giảm 4,4% và 3,7%.
Theo báo cáo trên, thuế nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2018 và đã tăng gấp đôi kể từ năm 2009. Tác động gián tiếp của việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu là xuất khẩu vào Mỹ của các đối tác thương mại bị áp thuế cũng sẽ sụt giảm. Các mức thuế này chỉ chiếm 1/6 các biện pháp bảo hộ thương mại được thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
Coface cho biết số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Ở hầu hết các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Canada, Australia và một số ít quốc gia mới nổi lớn như Brazil, Argentina và Ấn Độ, tỷ trọng nhập khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực do các biện pháp bảo hộ thương mại cao hơn định mức nhập khẩu được hưởng lợi từ các biện pháp có lợi.
Tuy nhiên, một số nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Campuchia), Nga và một số nước Mỹ Latinh (Mexico, Colombia và Peru) không bị liệt vào các nước bị ảnh hưởng mức độ như trên.
Trong các biện pháp bảo hộ thương mại, việc tăng thuế nhập khẩu có thể nói lần đầu tiên chịu gánh nặng. Mặc dù so sánh với các biện pháp khác, thuế quan không nhất thiết phải sử dụng nhiều nhất, nhưng tỷ trọng đã tăng gấp đôi trong 9 năm, và đến tháng Chín năm nay, đã chiếm 16% trong tổng số các biện pháp, so với mức 8% của năm 2009.
Báo cáo cho rằng không nằm ngoài dự báo, từ năm 2016 đến 2018, thuế nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh, từ 5,4% đến 12,5%. Giai đoạn này phản ánh bước ngoặt trong chính sách thương mại của Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống. Bên cạnh đó, cùng với số lượng các hiệp định thương mại khu vực tăng lên, việc giảm các rào cản thương mại hiện là biện pháp phổ biến nhất để khuyến khích hình thành mạng lưới thương mại tự do và chuỗi công nghiệp xuyên quốc gia.
Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại được thúc đẩy bởi sự tăng thuế của Mỹ gần đây làm dấy lên lo ngại rằng nhiều quốc gia tham gia chuỗi công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của nó. Ngoài tác động trực tiếp, Coface cho rằng việc tăng thuế cũng sẽ tác động tiêu cực gián tiếp đến xuất khẩu giá trị gia tăng của 12 ngành công nghiệp của 63 quốc gia.
Đối với bất kỳ quốc gia nào, cứ tăng mỗi 1% thuế nhập khẩu của Mỹ, giá trị xuất khẩu giá trị gia tăng của các đối tác thương mại thuộc các nước bị Mỹ áp thuế sẽ giảm 0,46%. Nếu ước tính chỉ giới hạn trong ngành công nghiệp chế tạo, mức giảm sẽ là 0,6%.
Julien Marcilly - chuyên gia và là nhà kinh tế trưởng của Coface, cho rằng tác động gián tiếp từ thuế quan của Mỹ đối với thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của các đối tác thương mại chịu áp thuế là rất đáng kể, mặc dù sẽ thấp hơn tác động trực tiếp.
Đây là lý do một số đối tác thương mại đã chuyển hướng xuất khẩu sang các nước xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Điều này sẽ giúp các nước này giảm thiểu tác động từ hiệu ứng lan truyền do xuất khẩu sản phẩm trung gian tạo ra.
Báo cáo của Coface chỉ rõ, đối với ngành vận tải (bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô), tác động gián tiếp nói trên sẽ rất phổ biến bởi vì ngành này liên quan đến hoạt động của chuỗi công nghiệp đa quốc gia phức tạp.
Nếu Mỹ tăng thuế 1% đối với ngành vận tải của một quốc gia nào đó sẽ khiến bình quân xuất khẩu theo hướng giá trị gia tăng của các đối tác thương mại liên quan quốc gia đó giảm 4,4%. Ví dụ, Đức, Nhật Bản và Mỹ là 3 nước chịu ảnh hưởng gián tiếp lớn nhất bởi hàng rào thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu ô tô của Trung Quốc.
Ngành công nghiệp cơ giới, khai thác mỏ và sản xuất giấy cũng sẽ bị ảnh hưởng, lần lượt giảm 3,1%, 3,1% và 2,4%. Đối với ngành công nghiệp điện tử (giảm 1,4%), Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,Vùng lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan sẽ là nạn nhân lớn nhất chịu tác động gián tiếp bởi thuế xuất khẩu điện thoại di động từ Trung Quốc đại lục. Ngược lại, đối với ngành công nghiệp thực phẩm, tác động gián tiếp này tương đối nhỏ, trong khi các ngành công nghiệp kim loại, hóa chất và nông sản còn ít chịu ảnh hưởng hơn nữa./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dòng vốn từ Trung Quốc đổ dồn về các công ty công nghệ sinh học Mỹ
16:21' - 01/11/2018
Trong số các nhà đầu tư này có những cái tên từ 6 Dimensions Capital và Hillhouse Capital Group của Trung Quốc, đến Blue Pool Capital có trụ sở ở Hong Kong (quỹ đầu tư của các nhà lãnh đạo Alibaba).
-
Kinh tế Thế giới
Đồng NDT yếu làm các hãng hàng không Trung Quốc giảm lợi nhuận
14:32' - 01/11/2018
Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc chứng kiến lợi nhuận trong quý III/2018 vừa qua sụt giảm do tác động của việc giá nhiên liệu tăng cao và đồng nhân dân tệ (NDT) yếu đi.
-
Kinh tế Thế giới
Suy thoái kinh tế Trung Quốc có đáng ngại?
05:30' - 01/11/2018
Theo báo “Liên hợp buổi sáng” của Singapore, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định: “Tôi không sợ suy thoái kinh tế của Trung Quốc phá hủy sự ổn định thị trường của chúng ta".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối Mỹ trừng phạt công ty FJICC
10:24' - 31/10/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc phản đối việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào công ty chế tạo vi mạch Fujian Jinhua Integrated Circuit Co (FJICC) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo chính sách tiền tệ của Trung Quốc
05:30' - 31/10/2018
Sau khi đưa ra báo cáo với lời lẽ gay gắt về chính sách tiền tệ Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố để ngỏ khả năng thay đổi các quy định đánh giá hành vi thao túng tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.