Trung Quốc lần đầu thừa nhận kinh tế sụt giảm vì cuộc chiến thương mại
Trong một hội nghị ngày 1/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp của nước này khi cam kết sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách giảm thuế và tăng đầu tư vốn, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này thừa nhận sự thiếu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị trên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.
Theo ông Tập Cận Bình, mặc dù xét về tổng thể, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định, song sự thiếu ổn định đã tăng lên rõ rệt trong sự phát triển của nền kinh tế nước này và các công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ kiên định việc khuyến khích, ủng hộ và định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân phát triển hướng tới phạm vi hoạt động lớn hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân trong năm nay và đưa ra nhiều đề xuất chính sách, trong đó có việc giảm thuế doanh nghiệp và giải quyết những thách thức về vốn đầu tư mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31/10 đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu những "áp lực suy giảm" ngày càng tăng do "những thay đổi sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự suy giảm trong phát triển kinh tế đất nước kể từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ từ đầu mùa Hè vừa qua. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 10 yếu hơn dự kiến do sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu. Các con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đến mức thấp nhất trong một thập kỷ trong quý trước.
Thông cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cho biết đã có "rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp và xuất hiện các rủi ro tích lũy trong một thời gian dài...Chúng ta cần chú ý đến tình trạng nghiêm trọng này và cần chuẩn bị để phản ứng kịp thời hơn".
Thông cáo cũng nhấn mạnh "Chúng ta phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào các vấn đề cốt lõi với các giải pháp được đặt ra ... Chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự phát triển chất lượng cao".
Hồi đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc đám phán giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại.
Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra trong tháng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, nhằm tìm giải pháp giải quyết căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- chiến tranh thương mại
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàng triệu ha đậu nành ở Mỹ sẽ gặp nguy nếu chiến tranh thương mại leo thang
08:14' - 25/10/2018
Các chuyên gia nông nghiệp Mỹ ngày 24/10 ước tính nếu cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc tiếp diễn, Mỹ có thể mất vĩnh viễn 3,6 triệu hecta đậu nành vào tay Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Chiến tranh thương mại gây tác hại cho nền kinh tế thế giới
05:30' - 20/10/2018
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố những dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2018 và 2019, nhấn mạnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang gây tác hại cho nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Chiến tranh thương mại toàn cầu đe dọa hàng triệu việc làm
12:53' - 18/10/2018
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo chiến tranh thương mại leo thang "tiềm ẩn những nguy cơ thực sự" đe dọa nền kinh tế toàn cầu, có thể xóa sổ hàng triệu việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại - Động lực mới cho sự phát triển của Trung Quốc?
05:30' - 09/10/2018
Theo Thời báo Hàn Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong một cuộc chiến thương mại ngày càng khốc liệt và nhiều người sợ rằng đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc xung đột dài hơi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.