Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 50% nếu các đối tác không mở cửa thị trường
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với các đối tác thương mại khi tuyên bố áp đặt mức thuế quan từ 15 - 50% đối với các nước không mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ, đồng thời công bố loạt động thái thương mại đáng chú ý với Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc ngay trước thời hạn đàm phán 1/8.
Trong khi đó, Brazil lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cáo buộc Washington hành xử tùy tiện và vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc thương mại toàn cầu.
Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi chỉ giảm thuế nếu một quốc gia đồng ý mở cửa thị trường. Nếu không, thuế quan sẽ cao hơn nhiều!”. Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố trên chỉ 1 ngày sau khi chính quyền Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại mới với Nhật Bản, trong đó thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản vào Mỹ được điều chỉnh giảm còn 15%.
Thỏa thuận với Tokyo được đánh giá là bước đi mang tính chiến lược. Theo Nhà Trắng, Nhật Bản đã đồng ý chi 8 tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ Mỹ như ngô, đậu nành, ethanol và phân bón. Bên cạnh đó, Tokyo cũng sẽ mua 100 máy bay Boeing và các thiết bị quốc phòng trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.
Đặc biệt, Nhật Bản cam kết đầu tư 550 tỷ USD vào các lĩnh vực chiến lược tại Mỹ, bao gồm chất bán dẫn, dược phẩm, năng lượng và khoáng sản quan trọng. Đây được xem là cam kết đầu tư nước ngoài lớn nhất mà Washington từng đạt được.
Thỏa thuận cũng gồm việc Nhật Bản mở rộng nhập khẩu gạo từ Mỹ theo khuôn khổ của WTO, với mức tăng 75% ngay lập tức. Tuy nhiên, phía Tokyo khẳng định thay đổi này không ảnh hưởng đáng kể tới thị trường nội địa.
Tổng thống Trump cho rằng việc giảm thuế cho Nhật Bản là kết quả trực tiếp từ việc Tokyo lần đầu tiên chấp nhận mở cửa thị trường, đồng thời cảnh báo rằng các quốc gia không thực hiện điều tương tự sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn khi muốn tiếp cận thị trường Mỹ - mà ông coi là tốt nhất thế giới.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang chạy đua với thời gian để đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trước thời hạn 1/8. Bộ trưởng Công nghiệp mới được bổ nhiệm Kim Jung Kwan đã đến Washington tham dự đàm phán, cùng với các quan chức cấp cao khác như Bộ trưởng Tài chính Koo Yun Cheol và Bộ trưởng Thương mại Yeo Han Koo.
Cùng ngày, Chính phủ Australia cũng thông báo dỡ bỏ các hạn chế an toàn sinh học đối với thịt bò Mỹ – một động thái được cho là nhằm tạo thuận lợi trong đàm phán thuế quan với Washington.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Julie Collins cho biết quyết định dựa trên quá trình đánh giá khoa học và rủi ro kéo dài suốt thập kỷ qua, đồng thời nhấn mạnh nước này không thỏa hiệp về an toàn sinh học. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp Canberra có cơ sở để yêu cầu Mỹ giảm thuế thép và nhôm, cũng như tránh được các mức thuế cao, lên tới 200% đối với dược phẩm mà ông Trump từng đe dọa.
Trái ngược với các nước châu Á - Thái Bình Dương, Brazil ngày 23/7 đã lên tiếng phản đối gay gắt mức thuế 50% mà Mỹ dự kiến áp đặt từ ngày 1/8 - mức thuế cao nhất dành cho một quốc gia, với lý do chính trị liên quan đến vụ điều tra cựu Tổng thống Jair Bolsonaro.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại cuộc họp Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thư ký Bộ Ngoại giao Brazil Philip Fox-Drummond Gough chỉ trích việc Mỹ áp thuế đơn phương là hành động hành động “tùy tiện”, “hỗn loạn” và “vi phạm nghiêm trọng” các nguyên tắc thương mại quốc tế, làm gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu và có nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào vòng xoáy giá cả tăng cao và đình trệ.
Chính phủ Brazil đã đệ trình khiếu nại chính thức lên WTO, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên các giải pháp đàm phán và bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, nhưng không loại trừ việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp nếu các nỗ lực thương lượng thất bại.
Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng cũng đang được nghiên cứu. Tại bang Sao Paulo, trung tâm tài chính và công nghiệp lớn nhất Brazil, Thống đốc bang Tarcísio de Freitas đã công bố gói tín dụng ưu đãi trị giá 200 triệu real (36 triệu USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng. Gói hỗ trợ tập trung vào các ngành dễ tổn thương như đường, cà phê, nước cam, hóa chất và thép.
Bang Sao Paulo chiếm khoảng 30-32% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước với các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất ô tô, hóa chất, thép, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, dược phẩm và công nghệ cao. Theo ước tính, mức thuế mới có thể khiến GDP của bang này giảm 807 triệu USD.
Chính quyền bang nhấn mạnh việc duy trì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh đối đầu thương mại ngày càng tăng và kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn.
Tin liên quan
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
16:45' - 23/07/2025
Dự thảo Nghị định quy định về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; hạng đất tính thuế; thời hạn miễn thuế; điều khoản thi hành.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc tới Mỹ thúc đẩy đàm phán thuế quan
15:53' - 23/07/2025
Tân Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc Kim Jung-kwan ngày 23/7 đã lên đường thăm Mỹ để đàm phán về thuế quan với Washington.
-
Thị trường
Nhật Bản sẽ nhập khẩu thêm gạo từ Mỹ trong hạn ngạch miễn thuế hiện hành
15:00' - 23/07/2025
Sau nhiều tháng đàm phán, 2 nước đã đạt được thỏa thuận giảm "thuế quan đối ứng" xuống 15% từ mức đề xuất 25% và cho biết việc tăng cường xuất khẩu gạo từ Mỹ sang Nhật Bản là một phần của thỏa thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17'
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14'
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49'
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31'
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35'
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư thương mại trước hạn chót 1/8
10:28' - 24/07/2025
Trước thời hạn ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các mức thuế quan đối ứng sẽ không dưới 15%. Phát biểu này cho thấy mức sàn thuế quan đối ứng của Mỹ đang được nâng lên.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Anh sắp ký kết FTA
08:03' - 24/07/2025
Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 120 tỷ USD vào năm 2030, gần gấp đôi con số hiện tại.