Tổng thống Nga: Chính phủ nên xem xét hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô chiến lược
Ngày 11/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gợi ý chính phủ nước này xem xét khả năng hạn chế nguồn cung một số nguyên liệu thô chiến lược, như uranium, titan hoặc niken, cho thị trường nước ngoài nếu biện pháp này không gây bất lợi cho Moskva.
Theo hãng tin TASS, phát biểu tại một cuộc họp với chính phủ, Tổng thống Putin nêu rõ khi nước ngoài cũng hạn chế nguồn cung một số loại hàng hóa cho Nga thì có lẽ Moskva cũng nên áp đặt một số hạn chế nhất định (đối với các nước ngoài).
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý đến một số loại hàng hóa nhất định mà nước này cung cấp cho thị trường thế giới với số lượng lớn như uranium, titan, niken...
Theo Tổng thống Putin, Nga là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về trữ lượng nguyên liệu thô chiến lược: nước này chiếm gần 22% khí đốt tự nhiên, gần 23% vàng và khoảng 55% kim cương. Ông cũng chỉ ra một số quốc gia đã thiết lập các kho dự trữ chiến lược và thực hiện một số biện pháp khác.
Nhìn chung, nếu điều này không gây hại cho nước Nga, thì chính phủ có thể nghĩ đến một số hạn chế nhất định đối với nguồn cung cấp cho thị trường bên ngoài, không chỉ các mặt hàng ông đã nêu mà còn một số mặt hàng khác.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất khẩu đồ gỗ vượt mốc 4,2 tỷ USD
15:57' - 10/09/2024
Bình Dương “thủ phủ” chế biến gỗ của cả nước đã đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024.
-
Hàng hoá
Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất khẩu sang Australia
19:51' - 09/09/2024
Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất chính ngạch sang Australia, sau xoài, nhãn, vải thiều, thanh long.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia, Nga và Mỹ giảm mạnh
07:00' - 07/09/2024
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu từ Saudi Arabia, Nga và Mỹ trong tháng 8/2024 đã giảm xuống còn 12,7 triệu thùng/ngày, giảm gần 700.000 thùng/ngày so với tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh cách thức giải quyết bất đồng thuế quan
14:40' - 11/10/2024
Chủ tịch EC Michel kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh cách thức giải quyết tranh chấp thuế quan với châu Âu, cân bằng lại các mối quan hệ kinh tế để có sự công bằng hơn về cạnh tranh.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed có thể tiếp tục giảm lãi suất sau số liệu mới về lạm phát
09:12' - 11/10/2024
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI trong tháng 9/2024 đã tăng 2,4%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2021, sau khi tăng 2,5% vào tháng 8/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Ấn Độ gợi ý cách thức giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo
10:55' - 10/10/2024
Để phát triển xuất khẩu gạo hơn nữa, chuyên gia Gandhi khuyến nghị phía Việt Nam thực hiện các chiến lược cụ thể.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam kêu gọi đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững
09:07' - 10/10/2024
Từ ngày 7-9/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York đã diễn ra phiên khai mạc kỳ họp Ủy ban Kinh tế-Tài chính (Ủy ban 2) của Đại hội đồng LHQ khóa 79.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng năng lượng xanh toàn cầu đến năm 2030
15:20' - 09/10/2024
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn thế giới từ nay đến năm 2030.
-
Ý kiến và Bình luận
Nobel 2024: Hai chủ nhân của giải Nobel Vật lý cảnh báo về hiểm họa từ AI
10:39' - 09/10/2024
Hai nhà khoa học cảnh báo rằng nếu không được kiểm soát chặt chẽ, AI có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách kinh tế của bà Kamala Harris đặt trọng tâm vào người tiêu dùng
07:00' - 09/10/2024
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang thực hiện một sự chuyển hướng quan trọng trong cách tiếp cận chính sách kinh tế của mình, từ đó tạo ra sự khác biệt so với truyền thống của đảng Dân chủ.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN
18:43' - 08/10/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS).
-
Ý kiến và Bình luận
EU ghi nhận tiến bộ trong các cuộc thảo luận về ngân sách của Pháp
09:34' - 08/10/2024
Mức thâm hụt ngân sách công của Pháp dự báo khoảng 5,6% GDP trong năm 2024 và hơn 6% năm 2025, cao hơn nhiều so với mức trần thâm hụt quy định 3% GDP do EU đặt ra.