Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble
Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.
Theo hãng tin Reuters, trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng ruble trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày mai (1/4)".
Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua.
Trong phản ứng của mình, Đức và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Nga rằng các quốc gia châu Âu phải trả tiền cho khí đốt bằng đồng ruble, cho rằng điều này là hành vi vi phạm hợp đồng.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết ông vẫn chưa thấy sắc lệnh mới được Tổng thống Putin, đồng thời nói thêm rằng Đức đã chuẩn bị cho mọi tình huống, bao gồm cả việc ngừng dòng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng cho biết Pháp và Đức đã bác bỏ yêu cầu của Nga.
Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991, Tổng thống Putin ngày 23/3 đã đáp trả lại phương Tây bằng yêu cầu thanh toán khí đốt của nước này bằng đồng ruble.
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin ngày 30/3 cho biết gần như toàn bộ năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng ruble. Ông Volodin cho rằng sẽ đúng đắn khi mở rộng danh sách hàng hóa xuất khẩu bằng đồng ruble của nước này, bao gồm cả ngũ cốc, dầu mỏ và gỗ.
Các nước châu Âu, khu vực nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga và thanh toán chủ yếu bằng đồng euro, cho biết Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga không có quyền thay đổi hợp đồng. Nga xuất khẩu hàng trăm tỷ USD khí tự nhiên sang châu Âu mỗi năm.
Gazprom cho biết đồng euro chiếm 58% các giao dịch xuất khẩu của tập đoàn này, trong khi đồng USD chiếm 39% và đồng bảng Anh chiếm khoảng 3%.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, các nhân viên điều tra chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đã khám xét các văn phòng của Gazprom ở Đức do nghi ngờ rằng tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga đã tìm cách nâng giá trái phép ở châu Âu.Ủy ban châu Âu (EC) cho biết ngày 29/3, các nhóm điều tra đã tiến hành thanh tra không báo trước tại văn phòng của một số công ty ở Đức hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và dự trữ khí đốt tự nhiên, trong đó có Gazprom Germania GmbH và Wingas GmbH thuộc Tập đoàn Gazprom của Nga.
EC hiện đang xem xét các cáo buộc cho rằng Gazprom chèn ép khách hàng châu Âu bằng cách hạn chế nguồn cung, khiến giá tăng vọt./.
- Từ khóa :
- Nga
- đức
- pháp
- khí đốt
- đồng ruble
- căng thẳng nga ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ: Hạn chế xuất khẩu vào Nga có tác động đáng kể
18:41' - 31/03/2022
Bà Thea Kendler, một quan chức của Bộ Thương mại Mỹ, cho biết, các hạn chế xuất khẩu hàng hóa toàn cầu sang Nga do cuộc xung đột ở Ukraine đã có tác động đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tuyên bố không rút khỏi dự án khí đốt chung với Nga
18:14' - 31/03/2022
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố nước này không có kế hoạch rút khỏi một dự án khí đốt chung với Nga.
-
Chứng khoán
Nga dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán khống trên thị trường chứng khoán
13:34' - 31/03/2022
Sở giao dịch chứng khoán Moskva ngày 30/3 cho biết Ngân hàng trung ương Nga ngày 31/3 sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đối với hành vi bán khống trên thị trường chứng khoán.
-
Kinh tế Thế giới
Dầu mỏ Nga hướng sang thị trường Đông Nam Á
13:07' - 31/03/2022
Giữa lúc các nước phương Tây tẩy chay mua năng lượng từ Nga, một số đối tác châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, nhất là khi Nga giảm mạnh giá dầu xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.