Toshiba cần làm gì để lấy lại niềm tin
Vì sức ép lợi nhuận, Toshiba – nhà chế tạo thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật Bản – đã “một tay che kín bầu trời” khi thổi phồng lợi nhuận trong bảy năm qua.
Phân nửa ban giám đốc Toshiba đã phải đồng loạt từ chức, và báo cáo kinh doanh quý II/2015 của hãng ghi nhận lỗ 10,96 tỷ yen, tương phản với mức lãi 47,7 tỷ yen của cùng kỳ năm trước đó, khi bê bối chưa bị phát giác.
Khởi điểm của quá trình phát giác vụ bê bối của Toshiba bắt đầu từ tháng 2/2015 khi Ủy ban Giám sát chứng khoán và Ngoại hối Nhật Bản (SESC) cảm thấy “gợn” trong sổ sách kế toán của Toshiba.
Các điều tra viên không khỏi thắc mắc khi giá trị tài sản của bộ phận kinh doanh năng lượng hạt nhân Westinghouse – nơi Toshiba đóng góp 87% cổ phần – được ghi nhận nhiều tới vậy, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực năng lượng hạt nhân đã giảm sút sau thảm họa động đất - hạt nhân Fukushima năm 2011 cũng như sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp dầu khí đá phiến Mỹ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Toshiba đã đề ra các mục tiêu kinh doanh cao bất thường mà khó có thể đạt được nếu không khai gian kết quả hoạt động.
Sau đó, vụ việc tiếp tục được phanh phui bởi chính Toshiba khi tập đoàn này thuê một tổ chức thứ ba độc lập để tiến hành điều tra sổ sách. Nguyên do là vì trước đó, Toshiba không thể khóa sổ kế toán trong năm 2014 và phải hoãn việc chi trả cổ tức vào cuối năm cho các cổ đông.
Các sai lệch kế toán ban đầu được phát hiện tại các dự án hạ tầng của Toshiba thuộc các lĩnh vực hạt nhân, thủy điện, thiết bị điện gió, kiểm soát không lưu và hệ thống đường sắt. Chưa dừng lại ở đó, các sai phạm còn xảy ra trong các lĩnh vực sản phẩm nghe nhìn, máy vi tính cá nhân và sản xuất chip nhớ.
Dư luận đã dấy lên nghi vấn về sự nhúng tay của một số quan chức cấp cao của Toshiba trong các hành vi này. Cuộc điều tra ngay sau đó hướng về ban lãnh đạo Toshiba và kết quả là “giới chóp bu” này đã chủ định sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận, “tô hồng” cho báo cáo tài chính nhằm mục đích che giấu những khoản lỗ do kinh doanh không hiệu quả.
Đây quả thực là cú sốc đối với thị trường nói chung và hơn 400.000 cổ đông của Toshiba nói riêng khi ngay trước khi bị “sờ gáy”, Toshiba vẫn liên tục ra thông báo cho thấy lợi nhuận tiếp tục gia tăng nhờ doanh số bán thiết bị bán dẫn và các thiết bị cho nhà máy điện tăng mạnh.
Lãnh đạo Toshiba còn mạnh miệng khẳng định lợi nhuận trong phân khúc sản phẩm kỹ thuật số và các thiết bị gia dụng có sụt giảm nhưng lại được bù đắp bởi phân khúc cơ sở hạ tầng xã hội do mức lợi nhuận cao kỷ lục.
Ngay sau khi thông tin về vụ bê bối xuất hiện trên các mặt báo, Toshiba lập tức hứng “cơn gió lạnh” đầu tiên khi doanh thu sụt giảm, nhất là trong lĩnh vực máy vi tính cá nhân (giảm 1/3), máy thu hình (giảm 1/2).
Nếu chỉ một năm trước, khi mọi chuyện còn êm đềm, mảng kinh doanh năng lượng hạt nhân và cơ sở hạ tầng của Toshiba lãi ròng 10 tỷ yen thì giờ đây, tình thế hoàn toàn trái ngược khi báo cáo ghi nhận lỗ ròng 10,7 tỷ yen.
Toshiba đã phải hai lần trì hoãn công bố báo cáo kinh doanh năm 2015 do đang trong quá trình điều tra, làm dấy lên quan ngại về khả năng bị xóa tên khỏi sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo còn đưa Toshiba vào “danh sách đen” cần theo dõi và phạt hơn 90 triệu yen do “phản bội” niềm tin của các nhà đầu tư.
Ngay sau khi bê bối bị phanh phui, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Toshiba Hisao Tanaka đã tuyên bố từ chức và thừa nhận trách nhiệm trong sự việc. Giới phân tích nhận định, ban lãnh đạo Toshiba từ chức lần này chỉ nhằm mục đích xoa dịu bê bối, giảm bớt các tác động xấu tới Toshiba.
Vì lẽ, chuyện gian lận bút toán tài chính của Toshiba đã có “truyền thống”, diễn ra trong ba đời CEO (Giám đốc điều hành) liên tiếp gồm đương kim CEO Tanaka, và hai người tiền nhiệm Sasaki (2009-2013), và Atsutoshi Nishida (2005-2009).
Các quan chức này đều gây sức ép yêu cầu Toshiba phải đạt doanh số cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi kết quả không đạt, họ trì hoãn ghi nhận các khoản lỗ vào sổ sách kế toán và “văn hóa doanh nghiệp” của Toshiba khiến cấp dưới chỉ biết im lặng và nghe lời.
Nhóm chuyên gia của tổ chức điều tra thứ ba độc lập cũng nhận định rằng cơ chế quản lý nội bộ của Toshiba không hiệu quả, khiến hoạt động thiếu minh bạch đang diễn ra trong “mọi ngóc ngách” bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp này.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso ngay sau đó đã cảnh báo về nguy cơ giới đầu tư nước ngoài có thể sẽ mất niềm tin vào thị trường Nhật Bản và Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, nếu chính phủ không quản lý được hoạt động của các doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý là trong thời gian qua, Chính phủ Nhật Bản cũng rất nỗ lực cải thiện vấn đề minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, vốn đã được “báo động đỏ” kể từ sau vụ ém nhẹm khoản lỗ 1,7 tỷ USD trong 13 năm của một đại gia khác là Olympus bị phanh phui vào năm 2011.
Mặc dù cổ phiếu của Toshiba đã giảm mạnh kể từ hồi tháng 4/2015, song may mắn là họ vẫn đang đứng ở vị trí doanh nghiệp lớn thứ 10 Nhật Bản về giá trị thị trường (khoảng 1.600 tỷ yen).
Hiện tại, Toshiba đã có động thái ban đầu điều chỉnh giảm lợi nhuận và tiến hành cuộc cải tổ hệ thống quản trị để tránh nguy cơ bị kiện và tái lập hình ảnh của một trong những doanh nghiệp đã góp phần đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp như hiện nay.
Tuy vậy, những nỗ lực này chắc chắn là chưa đủ để giúp Toshiba giành lại niềm tin và thiện cảm của khách hàng cũng như thị trường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát hiện hàng nghìn mặt hàng điện lạnh nhập khẩu trái phép
15:46' - 06/01/2016
Nhiều sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng như Toshiba, Hitachi, Sanyo, Panasonic, National, Sharp, Daikin, Mitsubishi, Fujitsu... nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu.
-
Chuyển động DN
Toshiba chuẩn bị "thay máu" nhân sự
15:13' - 22/12/2015
Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) đang lên kế hoạch tái cơ cấu quy mô lớn với khả năng sa thải hàng nghìn nhân viên.
-
Doanh nghiệp
Toshiba sẽ cắt giảm khoảng 7.800 việc làm để tái cơ cấu
05:35' - 22/12/2015
Hãng sản xuất hàng điện tử Toshiba Corp. hàng đầu Nhật Bản vừa đưa ra một kế hoạch tái cơ cấu hoạt động cho các mảng kinh doanh máy vi tính, máy thu hình và trang thiết bị gia dụng kém hiệu quả.
-
Doanh nghiệp
Những vụ bê bối tài chính lớn nhất của doanh nghiệp Nhật Bản
06:30' - 01/11/2015
Vụ bê bối tài chính lên tới 1,2 tỷ USD của Tập đoàn hơn 140 năm tuổi Toshiba Corp. là một trong những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử của doanh nghiệp Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.