TP.HCM chuẩn bị nguồn cung thịt lợn sau khi phát hiện dịch
Sau khi Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn, Sở Công Thương thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã khẩn trương chuẩn bị sản lượng thịt lợn tham gia thị trường; trong đó đặc biệt lưu ý đến việc giám sát chặt các doanh nghiệp tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng kế hoạch tạo nguồn hàng và cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố.
Theo đó, nguồn cung thịt lợn thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường của Tp. Hồ Chí Minh là 4.091 tấn/tháng. Cụ thể, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh đạt 1.510 tấn/tháng, Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản - VISSAN 1.315 tấn/tháng, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 200 tấn/tháng... Liên quan đến nguồn hàng dự trữ của các doanh nghiệp Bình ổn thị trường phục vụ trong trường hợp xảy ra dịch bệnh sẽ phải đảm bảo cung ứng 106,5 tấn thịt lợn/ngày. Cụ thể, VISSAN thu mua, giết mổ, đưa thịt lợn ra thị trường, đảm bảo bình quân 65 tấn/ngày; thu mua dự trữ 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày.Trong khi đó, với hoạt động chăn nuôi được duy trì trong thời gian qua, không giảm đàn, lượng hàng cung ứng thị trường ổn định của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đạt sản lượng bình quân 7,5 tấn thịt lợn/ngày.
Còn Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên không phân phối trực tiếp nhưng cung cấp lợn giống và lợn nái. Với 4 trang trại nuôi lợn quy mô lớn cùng với gia công giết mổ lợn tại VISSAN, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên đủ khả năng cung ứng sản lượng thịt lợn đưa ra thị trường 7 tấn/ngày.Đặc biệt, công ty này sẽ đưa thị trường thịt lợn dưới tuổi xuất chuồng (từ 80 – 90 kg/con). Đồng thời, tập trung phát triển nguồn lợn giống để cung cấp cho thị trường, hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn lại.
Mặt khác, nhằm góp phần bình ổn thị trường trước tình trạng người dân có xu hướng hạn chế tiêu dùng thịt lợn, chuyển sang sử dụng các sản phẩm thực phẩm thay thế như: thịt gia cầm, trứng gia cầm, thịt bò, thủy hải sản... Sở Công Thương và doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cũng chủ động tăng sản lượng cung ứng những ngành hàng này.Theo ông Phạm Thanh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân, công ty cam kết đảm bảo đủ nguồn hàng thịt gia cầm (thịt gà) thay thế cho thịt gia súc, với sản lượng cung ứng 20 tấn thịt gà công nghiệp/ngày. Đồng thời, thực hiện giải pháp thu mua nguồn hàng dự trữ khoảng từ 100 – 200 tấn thịt gà, dự trữ 1 tuần ổn định thị trường khi thiết hụt nguồn cung.
Tương tự, Công ty TNHH San Hà, cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục cung ứng lượng hàng cho thị trường. Bên cạnh đó, sản lượng cung ứng cho thị trường là 200 tấn thịt gà/ngày; 25 tấn thịt lợn/ngày.Công ty TNHH Anh Hoàng Thy, cung ứng cho thị trường 2 tấn thịt lợn/ngày. Ngoài sản lượng thịt lợn tham gia bình ổn thị trường các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị sản lượng thịt tăng cường là 33,5 tấn thịt lợn/ngày và 37 tấn thịt gà/ngày cho thị trường.
Theo đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn; trong đó, có thể kể đến chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ 100% tiền điện phục vụ cấp đông, 50% lãi suất ngân hàng, 100% chi phí kiểm dịch cho sản phẩm thịt đưa vào cấp đông.Đồng thời, đề xuất các ngân hàng thương mại ưu tiên những gói vốn có lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia triển khai việc cấp đông dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay, khả năng tiếp cận vốn vay. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạo điều kiện trong việc chứng nhận các sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp để hỗ trợ việc tổ chức cấp đông.
Bên cạnh phối hợp triển khai những giải pháp của Bộ, ngành, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến cung – cầu, thị trường đối với mặt hàng thịt lợn, cũng như những mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác.Ngoài ra, vận động doanh nghiệp Bình ổn thị trường, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến tăng cường cung ứng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu thay thế khác như thịt gia cầm, thịt bò, thủy hải sản, rau củ, quả…/.
>>> Thành phố Hồ Chí Minh giám sát chặt nguồn thịt lợn vận chuyển vào thành phốTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất ban hành cơ chế thu mua, cấp đông thịt lợn
19:02' - 30/05/2019
Chiều 30/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp đề xuất cơ chế hỗ trợ thu mua, cấp đông thịt lợn nhằm bình ổn thị trường trước bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành.
-
Kinh tế số
Cấp đông thịt lợn có phải là giải pháp an toàn?
18:50' - 27/05/2019
Theo các chuyên gia, việc cấp đông thịt lợn để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường là giải pháp cần thiết nhưng phải tính toán kỹ để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16'
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25'
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.
-
Hàng hoá
Bước vào thế giằng co cung-cầu, giá dầu giảm 12% trong tuần qua
12:59' - 28/06/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4 xu (0,1%) lên 67,77 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 28 xu (0,4%), chốt phiên ở mức 65,52 USD/thùng.