Đề xuất ban hành cơ chế thu mua, cấp đông thịt lợn
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố gây lo ngại cho người chăn nuôi và người dân.
Đáng chú ý, tại những địa phương có dịch như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang... dịch bệnh đang lan rộng ra nhiều huyện, xã của địa phương đó. Điển hình, tại Hà Nội có trên 147.000 con lợn bị bệnh và tiêu hủy (chiếm 7,7% tổng đàn của thành phố), Thái Bình trên 300.000 con (chiếm hơn 30% tổng đàn của tỉnh), Hưng Yên trên 110.000 con (chiếm hơn 20%)... Trước thông tin dịch bệnh, thời tiết nắng nóng, tháng Phật đản có một bộ phận người dân ăn chay nên nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thịt lợn giảm. Đồng thời, người dân cũng đã tăng mức tiêu dùng vào các sản phẩm thay thế khác như thủy hải sản, thịt bò, thịt gà... nên nguồn cung trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người và các hoạt động chế biến, sản xuất. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, 3 tháng tới là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn (thời tiết nắng nóng, lo ngại trước thông tin dịch bệnh) nên sức ép nguồn cung trong thời gian tới sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới (Thái Bình, Hưng Yên…) thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn. Do vậy, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Nói về chủ trương hỗ trợ việc thu mua, giết mổ lợn và cấp đông thịt lợn, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, đây là chủ trương “nhất cử tam tiện” (một mũi tên trúng ba đích). Theo đó, chủ trương này vừa đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách nhà nước và bảo vệ môi trường. Vì vậy, để phòng và ngăn chặn dịch bệnh chỉ có 2 biện pháp là ăn ngay hoặc cấp đông dự trữ. Tuy nhiên, nhìn nhận về tính khả thi khi thực hiện chủ trương giết mổ, cấp đông thịt lợn, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, khả năng cấp đông của các doanh nghiệp thu mua, giết mổ và chế biến còn hạn chế, việc cấp đông, sản phẩm thịt lợn trong một thời gian dài với khối lượng lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn lực cơ sở hạ tầng cũng như tài chính. Ngoài ra, cơ sở vật chất của các cơ sở giết mổ tập trung còn hạn chế, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu về giết mổ của cơ sở chế biến, cấp đông (cả nước chỉ có 387 cơ sở giết mổ tập trung trong khi có hơn 27.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng). Đặc biệt, nhu cầu thói quen tiêu dùng thịt lợn cấp đông của người dân còn hạn chế, gây lo ngại cho doanh nghiệp trong việc dự trữ, bán các sản phẩm này. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Chia sẻ những khó khăn, ông Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho hay, khó khăn nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là chưa có kho cấp đông chuẩn -40 độ C. Mặc dù tỉnh đã làm việc với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhưng do kho của họ không có chức năng cấp đông nên không cho thuê. Hơn nữa, khi liên hệ tìm các kho cấp đông ở khu công nghiệp Sóng Thần thì hiện đã đầy và giá là 1USD/tấn/ngày, tính sơ bộ có hiệu quả hơn tiêu hủy, tuy nhiên cấp đông trong 8 tháng thì chi phí cũng cao hơn, 1 yến tăng 6.000 đồng. Không những thế, Đồng Nai chọn Tp. Hồ Chí Minh là nơi cấp đông, Đồng Nai cung cấp thịt lợn nhưng vận chuyển từ Đồng Nai đến Tp. Hồ Chí Minh khá xa nên đề nghị các địa phương cần phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp kho cấp đông, tiền điện và vốn vay.Đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Tp. Hồ Chí Minh có nhu cầu 10.000 con lợn/ngày nhưng các trang trại chỉ cung cấp được 15%, còn lại phải nhập từ các tỉnh.
Chính vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ giúp người chăn nuôi, sản xuất vượt qua bệnh dịch; khuyến khích người dân sử dụng thịt lợn cấp đông nhằm bảo đảm an toàn và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, đưa tin chính xác về dịch bệnh và biện pháp phòng ngừa để tránh gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi lợn, tránh những tâm lý tiêu cực gây bất ổn thị trường thực phẩm. Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, kể từ khi có dịch tả lợn châu Phi thành phố chỉ đạo rất quyết liệt nhưng đến nay đã có 24/24 quận huyện, thị xã chăn nuôi lợn đã bị nhiễm bệnh. Thời gian đầu, sản lượng bán ở chợ dân sinh giảm do người dân lo ngại dịch bệnh nhưng do đẩy mạnh tuyên truyền nên nhu cầu tiêu thụ trở lại bình thường và người dân không còn e ngại. Bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có cơ chế, chính sách rõ ràng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia cấp đông. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tính đến việc cấp đông hết thì sau bao lâu sẽ tiếp tục tái đàn để đáp ứng nhu cầu vào dịp Tết Nguyên đán. Hơn nữa, Bộ Công Thương cần tính đến việc nhập khẩu sản phẩm an toàn nếu phương án tái đàn không khả thi; đồng thời, điều tiết thịt cấp đông về các địa phương. Hiện tại, Hà Nội cũng đang lên phương án chuẩn bị nguồn cung thịt bò, thịt gà để bù đắp khi nguồn cung thịt lợn thiếu hụt. Để khắc phục tình trạng này, Vụ Thị trường trong nước đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm sát các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trái, chưa được kiểm dịch. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các biện pháp kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh, chỉ đạo làm tốt việc tiêu hủy nhằm giảm khả năng lây lan, từng bước khống chế dịch. Dự báo, cuối năm giá thịt lợn sẽ tăng cao, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, để thực sự chia sẻ, khuyến khích doanh nghiệp, các bộ, ngành chức năng thay vì bỏ tiền tiêu hủy, hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp mua lợn vào từ lúc khỏe để giết mổ, cấp đông.Chính sách bình ổn giá cũng nên hướng vào các doanh nghiệp cấp đông. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp kiểm duyệt chất lượng, chứng nhận các sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp để hỗ trợ việc tổ chức cấp đông cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan chia sẻ, việc cấp đông thịt lợn cần phụ thuộc vào năng lực giết mổ, việc pha lọc thịt cấp đông cần lao động có tay nghề. Hiện tại, công ty đưa ra thị trường mỗi ngày khoảng 1.200 con, trong thời gian vừa rồi đã triển khai với các đơn vị bảo đảm được các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên do qua nhiều khâu cấp đông, vận chuyển, hao hụt nên giá thành của thịt đông cao và nếu cấp đông, trữ đông thì bao giờ giải phóng hàng tồn kho. Đây là rủi ro cao của doanh nghiệp, do phụ thuộc vào đàn lợn xuất chuồng vào mỗi thời điểm như thế nào. Vì thế, ông Nguyễn Ngọc An kiến nghị doanh nghiệp cần được hỗ trợ về lãi suất, thời hạn trả vốn vay. Thời điểm giải phóng hàng tồn kho không xác định được nên thời điểm trả vốn vay nên phụ thuộc vào thời điểm giải phóng hàng tồn kho. Vì vậy, nếu không giải phóng được hàng tồn kho, Nhà nước có cam kết tiêu thụ được thịt cấp đông thông qua các đơn vị như trại giam, đơn vị quân đội, công an, hải đảo, biên giới... Đánh giá về tính khả thi của chủ trương này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, việc thu mua thịt lợn để cấp đông của Chính phủ trước hết nhằm giảm khó khăn cho người nông dân trong tình hình hiện nay.Bộ Công Thương là đơn vị đầu mối phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp phân phối đang thực hiện quyết liệt.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là thói quen của người tiêu dùng quen sử dụng thịt lợn tươi hàng ngày, kho cấp đông và năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, lượng thịt lợn cấp đông chủ yếu dùng cho doanh nghiệp chế biến, trong khi một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại có nguồn thịt đông nhập khẩu từ nước ngoài. Sau cuộc họp này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cam kết sẽ sớm có đề xuất với các cấp thẩm quyền để ban hành chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực thu mua thực phẩm, nhất là thịt lợn cấp đông. Cùng đó, các đơn vị chức năng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn việc thu mua, giết mổ, cấp đông đều được kiểm dịch an toàn,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và thay đổi thói quen sinh hoạt. Đặc biệt, các sở, ngành địa phương cùng vào cuộc, đồng hành cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực thu mua mặt hàng thịt lợn, cấp trữ đông nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong thời gian tới./. >>> Cấp đông thịt lợn có phải là giải pháp an toàn?Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch tả lợn châu Phi: Chi trả hỗ trợ người chăn nuôi còn gặp khó
17:23' - 30/05/2019
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các địa phương trong cả nước đang tập trung thực hiện các giải pháp phòng chống và hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm lợn
17:39' - 29/05/2019
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01' - 07/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49' - 07/04/2025
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37' - 07/04/2025
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53' - 07/04/2025
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22' - 07/04/2025
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25' - 07/04/2025
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48' - 07/04/2025
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47' - 07/04/2025
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.