TP. HCM cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4
Xác định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến vào thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tạo môi trường làm việc để cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, thực hiện các dịch vụ do nhà nước cung cấp một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, trong thời gian tới, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4.
Có thể thấy, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch; tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến có thể giúp cá nhân, tổ chức giao dịch tại bất cứ đâu khi có kết nối internet không phụ thuộc thời gian và không gian địa lý.Qua đó cá nhân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí đi lại cũng như thời gian đăng ký các thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa của cơ quan đơn vị. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp cơ quan nhà nước giảm tải áp lực công việc, giải quyết hồ sơ nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn.
Theo ông Đặng Quốc Toàn, tính đến thời điểm hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.700 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó có gần 900 thủ tục không phát sinh hồ sơ trong 3 năm liên tục (chiếm 51%).
Trong năm 2021, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết hơn 17 triệu hồ sơ thủ tục hành chính với tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 99,81%.
Qua thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh có 805 thủ tục hành chính đã được các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện, xã, phường, thị trấn cung cấp dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cá nhân, doanh nghiệp qua môi trường mạng.Năm 2021 có 317/805 thủ tục hành chính đang cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ nộp trực tuyến (chiếm gần 40%) và lượng hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là hơn 3 triệu hồ sơ.
Ông Đặng Quốc Toàn cho rằng: Từ các số liệu này, có thể nhận thấy, Thành phố Hồ Chí Minh còn số lượng lớn thủ tục hành chính chưa phát sinh hồ sơ. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa thật sự hiệu quả, chưa thu hút, hấp dẫn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để sử dụng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là các biểu mẫu, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, hướng dẫn, diễn giải còn rườm rà, phức tạp, ngôn ngữ hành chính chuyên ngành trên mẫu đơn điện tử còn gây lúng túng cho cá nhân khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Mặt khác, tại một số địa phương, một bộ phận dân cư là người lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật internet còn thấp nên đây cũng là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ này đến cá nhân.
Phần lớn dữ liệu chưa được đồng bộ, liên thông thống nhất từ Trung ương đến địa phương gây gây khó khăn, không thuận tiện cho cán bộ trong thao tác nghiệp vụ, xử lý hồ sơ cho cá nhân trên môi trường mạng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cá nhân về lợi ích và tiện dụng khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được tập trung thực hiện; tâm lý lo ngại về mất hồ sơ, không an toàn bảo mật thông tin của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, do đó vẫn còn nhiều cá nhân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để được hướng dẫn và đăng ký thủ tục hành chính.
Để đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm, trong đó đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục hành chính, lược bỏ bước trung gian, thành phần hồ sơ đã có cơ sở dữ liệu tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tiếp cận, thực hiện.
Đồng thời, rà soát, tinh gọn bộ thủ tục hành chính và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục không phát sinh hồ sơ trong 3 năm liên tục, chỉ duy trì những thủ tục thật sự cần thiết và tiếp tục rà soát thủ tục hành chính không phát sinh hồ sơ trong nhiều năm.
Thành phố tập trung lựa chọn thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trãi, ưu tiên lĩnh vực, thủ tục thiết thực và có lượng hồ sơ phát sinh hàng năm lớn lấy cá nhân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, bảo đảm đầu tư, cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả. Hoàn thành và sớm vận hành chính thức Cổng Dịch vụ công Thành phố, Hệ thống thông tin một cửa điện tử Thành phố gắn với đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
Các tổ chức, cơ quan nhà nước triển khai các giao dịch điện tử nói chung và dịch vụ công trực tuyến nói riêng nên áp dụng chữ ký điện tử trong việc triển khai; tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đầu tư thiết bị, đường truyền, nâng cấp tiện ích.
Đồng thời, thành phố tuyên truyền, khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp từng bước chuyển từ thói quen thực hiện thủ tục hành chính trực tiếp sang trực tuyến, quảng bá tính tiện ích và hiệu quả việc sự dụng dịch vụ công trực tuyến vượt trội so với cách làm cũ, tiết kiệm thời gian, thuận tiện, đơn giản thực hiện đến mọi cá nhân, doanh nghiệp được biết, tin tưởng, an tâm sử dụng dịch vụ công trực tuyến./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2022 có 25 dịch vụ công thiết yếu kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
21:40' - 25/01/2022
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu thành viên Tổ công tác tập trung chỉ đạo những công việc phải hoàn thành trong Quý I/2022, nhất là việc thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân.
-
Công nghệ
Trà Vinh hướng tới 100% cơ quan sử dụng Cổng dịch vụ công của tỉnh
10:20' - 13/01/2022
Năm 2022 tỉnh Trà Vinh sẽ tập trung phát triển chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công vụ; đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Mục tiêu 90% người dân hài lòng với dịch vụ công trong giao thông vận tải
16:25' - 12/12/2021
Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”
10:05'
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận chế tài ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”
09:01'
Ngày 20/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14' - 19/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
16:48' - 19/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34' - 19/05/2025
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới thông minh, đáng sống
16:21' - 19/05/2025
Tỉnh Bến Tre đang tăng tốc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông thôn bước sang giai đoạn phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phải kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có sản xuất, tiêu thụ hàng giả
16:15' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý, phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04' - 19/05/2025
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.