TP.HCM huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng thành phố thông minh
Ngày 25/10, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) và Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương (Asocio) tổ chức Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh.
Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)…
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức như tính cạnh tranh chưa ổn định, hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, các nguồn lực cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, chưa tận dụng tốt thời cơ liên kết vùng và hội nhập quốc tế để phát triển nhanh hơn…
Trong bối cảnh đó, từ năm 2016, lãnh đạo thành phố đã nghiên cứu và xác định phương thức tổ chức đô thị thông minh là một giải pháp phát triển hiệu quả trong thời gian hiện nay.
Dẫn chứng một loạt quốc gia, thành phố đang triển khai xây dựng đô thị thông minh trên thế giới với những điều kiện khác nhau, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Singapore có thu nhập đầu người khoảng 50.000 USD/năm, Ấn Độ là khoảng trên 2.000 USD/ năm… đều triển khai xây dựng đô thị thông minh.
Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các đô thị của Việt Nam như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương… có thể ngay từ bây giờ xây dựng đề án trở thành đô thị thông minh. Thành phố Hồ Chí Minh xác định xây dựng đô thị thông minh dựa trên 4 chủ thể gồm chính quyền, doanh nghiệp, người dân, tổ chức xã hội.
Thành phố sẽ tập trung thực hiện chiến lược “2 cánh” trong quá trình xây dựng đô thị thông minh: Quy hoạch thông minh thành phố phát triển bền vững; Quản lý ngành thông minh - công dân thông minh - doanh nghiệp thông minh.
Từ kinh nghiệm quốc tế, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh xác định 4 giải pháp nền tảng: Xây dựng chính quyền đô thị dự báo được dài hạn, có chiến lược phát triển dài hạn để nhận ra các nguy cơ và phòng ngừa ách tắc; chính quyền có những biện pháp hỗ trợ 4 chủ thể quyết định hiệu quả mô hình; phát triển mạnh mẽ hạ tầng viễn thông, cơ sở dữ liệu lớn của thành phố, để không gian mạng trở thành không gian sống thường xuyên của mỗi con người; người dân, công dân là chủ thể của quá trình phát triển đô thị thông minh.
Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý đã chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của các thành phố trong nước và khu vực, đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh phù hợp với các thành phố dựa trên nền tảng công nghệ mới như: IoT (kết nối vạn vật), Big Data (dữ liệu lớn)…Ông David Wong Nan Fay, Chủ tịch Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương cho biết: Tổ chức này đã tổ chức rất nhiều hội nghị liên quan đến xây dựng đô thị thông minh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Điều này giúp các quốc gia có được kinh nghiệm và thấy được bức tranh phát triển đô thị của các thành phố.
Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương hiện có rất nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh trong vấn đề xây dựng và phát triển thành phố thông minh.
Cùng nhận định trên, theo bà Yvonne Chiu, Chủ tịch Liên minh dịch vụ công nghệ thông tin thế giới (Witsa), những đề xuất, giải pháp của các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ thế giới đưa ra tại hội nghị lần này sẽ là cơ sở, góp phần giúp Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng, phát triển thành phố thông minh trong tương lai. Trong khi đó, Tiến sĩ Eva Yi-Yuan Yueh đến từ Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương chia sẻ, hầu hết các quốc gia trong khu vực đã phát động hoặc có kế hoạch thực hiện số hóa, tận dụng công nghệ thông tin để mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.Nhằm tạo cơ sở cho các thành phố tìm hiểu và tham khảo mô hình đô thị thông minh, hiện Asocio đã xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá đô thị thông minh của Asocio với 55 tiêu chí ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Các tiêu chí tập trung vào các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin của người dân, sự cảm nhận, tiếp nhận của người dân đối với thành phố, thu ngân sách và phát triển kinh tế bền vững. Các thành phố có thể dựa trên các tiêu chí này để có định hướng phù hợp.
Ở góc độ địa phương, ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thành phố đã đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả lĩnh vực. Tuy nhiên, bản chất của việc ứng dụng công nghệ thông tin này chưa thực sự mang tính tổng thể, chưa đạt độ kết nối cao giữa các lĩnh vực.Để giải quyết những vấn đề trên, Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh, xem đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hướng đến kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, quản trị đô thị hiệu quả, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân-phát huy trí tuệ nhân dân.
Theo ông Dương Anh Đức, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng kho dữ liệu dùng chung; xây dựng trung tâm mô phỏng, dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, xây dựng Trung tâm an toàn thông tin và đề xuất một khu công nghệ làm nền tảng triển khai đô thị thông minh.Để thực hiện đề án, thành phố sẽ huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích doanh nghiệp đề xuất dự án cụ thể, đầu tư và cho thuê các dịch vụ để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin.
Tại hội nghị, các chuyên gia và tập đoàn công nghệ cũng đưa ra nhiều đề xuất giải pháp cụ thể về xây dựng, phát triển đô thị thông minh cho Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu các giải pháp công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề mà thành phố đang quan tâm như: Trung tâm chỉ huy của thành phố, giao thông, an ninh trật tự, môi trường, năng lượng, cấp thoát nước…/.>>> Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố thông minh
>>> Giao thông “thông minh” - động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Mỹ Tho, Tiền Giang thành thành phố thông minh
18:03' - 24/08/2017
Ngày 24/8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập (24/8/1967 – 24/8/2017).
-
Đời sống
Những thành phố thông minh ở châu Á
12:42' - 20/08/2017
Thành phố Songdo (Hàn Quốc) là thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới. Songdo phát triển ba mạng lưới nước, bao gồm nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, để cung cấp cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh khu vực APEC
12:52' - 18/08/2017
Các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC có cơ hội học hỏi kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh hiệu quả từ những nền kinh tế phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình phát triển thành phố thông minh Yokohama - kinh nghiệm cho Đà Nẵng
11:26' - 14/07/2017
Yokohama đã có bước chuyển mình “thần kỳ” trong phát triển đô thị, nhất là đô thị thông minh. Đây là mô hình đang có sự lan tỏa và là bài học mà nhiều thành phố trên thế giới có thể học tập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.