TP.HCM: Mở lại chợ truyền thống chỉ bán thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu
Điều này nhằm đẩy mạnh việc cung ứng hàng hoá thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đây là thông tin được Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương thông tin tại cuộc họp báo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh do Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều tối ngày 19/7.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho biết, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, hiện đã có 3 chợ đầu mối cùng hơn 2/3 chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.Việc cung ứng, phân phối hàng hoá cho người dân Thành phố do đó đã chuyển sang tập trung vào các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… làm gia tăng áp lực cung ứng cho những kênh này và tạo nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch.
Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã có chủ trương giao Sở Công Thương Thành phố xem xét thực hiện mở cửa một số chợ truyền thống an toàn, thí điểm cho mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả… trên địa bàn nhằm đảm bảo việc cung ứng hàng hoá, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, đối với các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động thì chỉ được mở trong điều kiện đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch; có biện pháp kiểm soát hướng dẫn lưu lượng, mật độ tiểu thương bán hàng, mật độ người đi chợ đảm bảo 5K.Các chợ tổ chức mua bán tránh tiếp xúc tối đa giữa tiểu thương và người mua, khuyến khích bán hàng đồng giá. Nếu không gian chợ chưa đảm bảo thì có thể sử dụng các mặt bằng phù hợp để tiểu thương và người dân họp chợ an toàn. Việc tạm dừng hoạt động hoặc mở lại chợ sẽ do Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ tình hình dịch và điều kiện thực tế quyết định.
Nhằm giúp cho việc hoạt động trở lại của các chợ truyền thống được hiệu quả, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn đến ban quản lý và tiểu thương tại các chợ giải pháp thí điểm về phương án tổ chức kinh doanh thực phẩm tươi sống; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để đặt lịch và quản lý khách đi chợ.Sở cũng hướng dẫn các chợ các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch như: nguyên tắc 5K, phân luồng, bán hàng theo gói để đẩy nhanh thời gian mua hàng của người dân...
Hiện Tp. Hồ Chí Minh có 39 chợ vẫn còn hoạt động, chủ yếu tập trung ở thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi cùng 3 chợ vừa mở cửa trở lại sau thời gian ngưng hoạt động là chợ Phú Thọ (Quận 11), chợ An Đông (Quận 5) và chợ Kiến Thành (quận Bình Tân).Các quận, huyện còn lại đang xây dựng phương án và sẽ sớm tiếp tục tổ chức mở lại thêm nhiều chợ trên địa bàn. Dự kiến, có khoảng 40 chợ truyền thống sẽ sớm mở lại nếu đáp ứng các điều kiện trên.
Về ngăn chặn việc tăng giá khi mở lại chợ truyền thống, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết, việc giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng những ngày qua không liên quan đến việc đầu cơ tích trữ mà do hệ thống phân phối gặp khó khăn do dịch.Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị cũng cố gắng kiềm giá bán dẫn đến sự chênh lệch giá trong siêu thị và ngoài chợ. Nhiều người đã lợi dụng việc chênh lệch giá này để gom hàng từ siêu thị mang ra ngoài bán lại giá cao.
Thời gian qua, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố để có chỉ đạo ngăn chặn việc tăng giá thực phẩm, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.Trong ngày mai 20/7, Sở Công Thương Thành phố sẽ có buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh để bàn phương án tăng cường kiểm soát các hệ thống phân phối, kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng việc chênh lệch giá để thu gom thực phẩm, hàng hoá về bán nâng giá.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nguyên Phương, khi các chợ truyền thống, đầu mối mở lại, lượng hàng hoá sẽ về nhiều hơn, việc tăng giá tại các chợ sẽ khó xảy ra hơn.
Trước đó, khi các tỉnh miền Tây Nam Bộ đồng loạt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu mối, đơn vị cung ứng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước để tính toán nguồn hàng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong mùa dịch. Đến nay, tình hình đi mua sắm của người dân Tp. Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt về số lượng người mua hàng cũng như số lượng hàng hoá tiêu thụ.Trong khi đó, lượng hàng doanh nghiệp chuẩn bị ngày một tăng lên, điểm bán nhiều hơn, các chuyến hàng lưu động nhiều, có khi còn hàng tồn phải mang về. Áp lực lên hệ thống phân phối lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố có thể nói là đã tạm ổn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 19/7 sẽ triển khai “luồng xanh” đường thủy vận chuyển hàng hóa thiết yếu về TP.HCM
21:58' - 18/07/2021
Từ ngày 19/7, “luồng xanh” đường thủy để vận chuyền hàng hóa bằng tàu cao tốc sẽ được triển khai nhằm vận chuyển hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế...
-
Đời sống
TP.HCM yêu cầu người dân, nhân viên y tế chấp hành nghiêm các quy định về cung cấp, đăng tải thông tin
21:32' - 18/07/2021
Nhiều thông tin từ các trang mạng không chính thức, không rõ nguồn cung cấp và chưa được thẩm định liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 không đúng, gây hoang mang dư luận xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…