Tp. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 giảm 0,41%
Ngày 29/10, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2021 của Thành phố giảm 0,41% so với tháng trước, tăng 2,02% so với tháng cùng kỳ năm trước; bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 2,52% so với bình quân năm 2020.
Theo Cục Thống kê thành phố, so với tháng trước có 4 nhóm chỉ số giá giảm gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,80%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,53%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,41%; bưu chính viễn thông giảm 0,10%. Các nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước, tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng 2,14%.Phân tích biến động giá cụ thể một số nhóm ngành hàng so tháng trước, Cục Thống kê Thành phố cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,8%; trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực giảm 0,48% so với tháng trước chủ yếu do bột mì và ngũ cốc khác giảm 4,13%; nhóm lương thực chế biến giảm 0,53%. Giá các mặt hàng này giảm mạnh khi Thành phố chấm dứt việc giãn cách xã hội, nguồn cung tăng.Chỉ số giá nhóm thực phẩm cũng giảm 1,76% so với tháng trước, cụ thể: chỉ số giá nhóm thịt gia súc giảm 3,53%, do giá lợn hơi giảm mạnh trong thời gian gần đây; thịt gia cầm giảm 1,13%; thịt chế biến giảm 0,82%; trứng các loại giảm 2,96%; thủy sản tươi sống giảm 1,8%; nước mắm, nước chấm giảm 0,3%. Nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 3,89% so tháng trước; quả tươi, chế biến giảm 1,8%.Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng cũng giảm 1,53% so với tháng trước, chủ yếu là do giá nhà ở thuê giảm 2,30% khi chủ nhà giảm giá nhằm chia sẻ khó khăn với khách trong thời gian dịch bệnh.Giá điện sinh hoạt giảm 2,26% do vẫn tiếp tục thực hiện quyết định của Bộ Công Thương về hỗ trợ giảm tiền điện khách hàng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Giá nước sinh hoạt giảm 6,12% do Thành phố hỗ trợ tiền sử dụng nước sinh hoạt cho tất cả khách hàng sử dụng nước trên địa bàn (không tính huyện Củ Chi).
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,07% so với tháng trước do giá bán các mặt hàng quần áo, giày dép điều chỉnh sau thời gian nghỉ dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhóm dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,85%, nhóm dịch vụ về điện sinh hoạt tăng 2,12%.Nguyên nhân là tiền thuê thợ xây dựng và thợ sửa chữa tăng do nhiều lao động đã về quê tránh dịch COVID-19 nên thiếu lao động.
Cũng ở chiều hướng tăng, nhóm gas và các loại chất đốt tăng 9,61% chủ yếu giá gas điều chỉnh tăng trong khoảng 35.000 - 42.000 đồng/bình; giá dầu hỏa tăng 0,8%.Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 2,14% so với tháng trước; trong đó, phương tiện đi lại tăng 0,06% do việc điều chỉnh giá bán xe ô tô và các loại phụ tùng. Nhóm nhiên liệu tăng 4,99% chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 11/10.
Nhóm giáo dục cũng có chỉ số giá tăng 0,34% so tháng trước do giá sách giáo khoa có điều chỉnh giá bán cho năm học mới, có nhiều loại sách tăng giá khá cao do chi phí vận chuyển và nguồn cung hạn chế do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cùng với đó là các trường đã có công bố giá học phí mới cho năm học 2021-2022.Tương tự, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03% so tháng trước, biến động giá của một mặt hàng như: tivi màu tăng 1,55% do nhà cung cấp điều chỉnh giá bán do việc nhập khẩu các thiết bị sản xuất khó khăn; đầu DVD giảm 14,06% do các chương trình khuyến mãi của các nhà cung cấp.Ngoài ra, các mặt hàng về thể thao, đồ chơi cũng có sự giảm giá bán do kinh doanh khó khăn sau thời gian giãn cách chống dịch COVID-19.
Cũng trong tháng 10/2021, chỉ số giá vàng tăng 0,63% so với tháng trước, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá USD tăng 0,13% so với tháng trước và giảm 0,21% so với cùng kỳ năm trước./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
CPI tháng 10 giảm nhưng dự báo có thể sẽ tăng trong 2 tháng cuối năm
10:52' - 29/10/2021
Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, các yếu tố làm giảm giá tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội không còn tác động trong hai tháng còn lại của năm.
-
Kinh tế tổng hợp
CPI 9 tháng của Hà Nội tăng nhẹ
21:55' - 30/09/2021
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 của Hà Nội giảm 0,6% so với tháng trước, tăng 2,32% so với tháng 12/2020 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
9 tháng, CPI của cả nước tăng 1,82%
11:11' - 29/09/2021
9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu tăng...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.