TP Hồ Chí Minh tạm dừng thêm nhiều hoạt động từ 0 giờ ngày 28/5
Nhằm kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trước tình trạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại nhiều quận, huyện, tình hình dịch bệnh có nguy cơ lan rộng và lan nhanh, chiều 27/5, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo khẩn đối với các địa phương, sở ban ngành trên địa bàn, triển khai các biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch COVID-19.
*Tạm dừng nhiều hoạt động không thiết yếu từ 0 giờ ngày 28/5
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định từ 0 giờ ngày 28/5, tạm dừng thêm đối với các loại hình hoạt động sau: spa; cơ sở làm đẹp (cắt - uốn tóc nam nữ, nail ... ); phòng khám và bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ; nhà hàng ăn uống; các địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện (vẫn cung cấp tài liệu qua internet); các hoạt động tại phố đi bộ, chợ đêm, công viên công cộng ; các cơ sở kinh doanh thể dục thể thao ngoài trời tập trung trên 10 người. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn, uống, UBND thành phố yêu cầu đối với các hộ gia đình hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, kinh doanh thức ăn đường phố: tuyệt đối không phục vụ tại chỗ, chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về, đặt hàng và thanh toán trực tuyến; người giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách trong khi chờ lấy hàng.Đối với nhà hàng trong khách sạn, chỉ được hoạt động để phục vụ khách lưu trú tại khách sạn , phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách giữa 02 người là từ 2 mét trở lên, không phục vụ quá 20 người cùng một thời điểm. Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú theo mô hình Homestay, Airbnb tạm ngưng tiếp nhận khách mới đến đăng ký lưu trú .
UBND Thành phố cũng quyết định tạm dừng các hoạt động, nghi lễ tôn giáo tập trung từ 10 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự .
Trước đó, UBND Thành phố cũng đã quyết định tạm dừng các hoạt động không thiết yếu như massage; xông hơi; các tụ điểm, khu vui chơi , giải trí , sân khấu ca nhạc; sân khấu kịch; rạp chiếu phim, trung tâm - nhà hàng tiệc cưới; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình buffet, ăn uống có tổ chức hát với nhau, karaoke dưới mọi hình thức; vũ trường, quán bar, karaoke; pub; beer club; các điểm kinh doanh trò chơi điện tử, truy cập Internet; các cơ sở kinh doanh thể dục thể thao trong nhà (gym, fitness, billiards, yoga ... ); các Trung tâm thể dục thể thao và các khu tập luyện thể thao công cộng trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND hành phố Thủ Đức và các quận , huyện tăng cường kiểm soát địa bàn, kiểm tra trực tiếp đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ đang tạm ngừng nêu trên, thực hiện hình thức phạt nguội trên cơ sở hình ảnh thu thập được qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn và các nguồn thông tin khác, áp dụng hình thức rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở cố tình vi phạm quy định về phòng, chống dịch. *Người trên 60 tuổi hạn chế ra khỏi nhà UBND Thành phố yêu cầu toàn thể người dân Thành phố hợp tác với chính quyền Thành phố với tinh thần “ Mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình , tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch ”: luôn nâng cao ý thức , không hoang mang trước tình hình diễn biến của dịch, tự giác chấp hành các biện pháp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang nơi công cộng và nơi làm việc; tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình , gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết; người trên 60 tuổi hạn chế ra khỏi nhà khi không có nhu cầu cấp bách, không tụ tập trên 10 người ở bên ngoài các công sở, trường học và bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Nhằm hạn chế nguy cơ dịch COVID-19 lây lan trong các cơ sở khám chữa bệnh, UBND Thành phố yêu cầu hệ thống các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố cảnh giác cao nhất đối với dịch bệnh; siết chặt toàn bộ quy trình sàng lọc, phân loại, phân luồng triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; rà soát bố trí khoa phòng, quy trình khám chữa bệnh hợp lý; triển khai đăng ký trực tuyến , đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh, khuyến cáo người dân không nên đến quá sớm trước lịch hẹn; giám đốc các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh phải chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K . Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp , các sự kiện tập trung đông người không cần thiết; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc trực tuyến; không tổ chức các cuộc họp tập trung trên 20 người tham dự trong một phòng.Tổ chức đo thân nhiệt, khai báo y tế và lập danh sách các trường hợp đến trụ sở làm việc và liên hệ công tác của các cơ quan đơn vị để phục vụ công tác truy vết khi cần thiết.
Sở Công Thương chủ động rà soát, bảo đảm cung ứng hàng hóa,vật tư y tế, hàng hóa thiết yếu cho người dân; kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ...
Tính đến ngày 27/5, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 278 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện, trong đó đã có 260 trường hợp điều trị khỏi, chiếm tỷ lệ 93,52% .Liên quan đến chùm ca lây nhiễm cộng đồng liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng, đến chiều 27/5 đã phát hiện có 36 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục khoang vùng, truy vết các trường hợp liên quan đến chùm ca nhiễm này./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.