Tp Hồ Chí Minh tập trung mở rộng “vùng xanh” trên bản đồ COVID-19
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cách đây một tuần, thành phố đặt ra 3 tình huống. Cụ thể, sau 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16 là kiểm soát được dịch, dịch chưa được kiểm soát và mất kiểm soát. Dù đã nỗ lực nhưng không đạt được tình huống thứ nhất nên tính đến thời điểm hiện tại, tình hình Thành phố hoàn toàn phù hợp với nhóm giải pháp thứ 2, đó là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường, siết chặt một số biện pháp.
Với nhóm giải pháp thứ nhất về giãn cách xã hội, ông Phan Văn Mãi cho biết: Thành phố tập trung tuyên truyền, vận động, giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Theo đó, cần triệt để giữa nhà với nhà, người với người trong gia đình để làm sao hạn chế việc tiếp xúc, lây lan mầm bệnh.
Với một số khu vực nguy cơ rất cao, đông dân cư như nhà trọ của người lao động, giãn cách chưa đảm bảo, Thành phố sẽ tính toán phương án giãn dân phù hợp nhằm tạo điều kiện để người dân ít tiếp xúc. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục tuyên truyền, thực hiện triệt để một tuần hoặc 10 ngày tới nhằm ngăn chặn dòng lây lan để có thể lập đỉnh dịch thời gian này, sau đó thực hiện biện pháp tiếp theo.
Đối với nhóm giải pháp thứ 2, Thành phố tập trung cao vào phân loại, phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong đó, ngành Y tế Thành phố đã đề ra mô hình 5 tầng. Cụ thể, tầng 1 và tầng 2 sẽ thu dung người test nhanh có kết quả dương tính; sẽ được cách ly tạm thời tại phường, xã, thị trấn để lấy mẫu PCR. Nếu cho kết quả dương tính mà không có triệu chứng, không có yếu tố nguy cơ sẽ cách ly tập trung tại cơ sở. Theo đánh giá, tầng 1 và tầng 2 chiếm khoảng 70% số F0. Tầng thứ 3 là tầng F0 có triệu chứng cần điều trị, chủ yếu sẽ ở bệnh viện quận. Tầng 4 dành cho bệnh nhân COVID-19 vừa có triệu chứng, vừa có bệnh nền cần điều trị tuyến cao hơn tầng 3, sẽ được điều trị ở bệnh viện quận và số khác ở tuyến cao hơn. Tầng 5 dành cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng nhất sẽ được tập trung điều trị, hạn chế tử vong.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mô hình phân nhóm, phân tầng sẽ giúp giảm tải cho ngành Y tế Thành phố. Không cần đưa người không có triệu chứng vào cơ sở điều trị mà chủ yếu ở địa phương quản lý, theo dõi, chăm sóc. Bên cạnh đó, Thành phố đang tập trung nguồn nhân lực điều trị bệnh nhân rất nặng, để hạn chế tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất.
Song song với 2 nhóm giải pháp trên, giải pháp thứ 3 là đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho khu phong tỏa, nhóm gia đình khó khăn cần tăng cường hơn vì phải thực hiện giãn cách xã hội triệt để, hạn chế việc ra ngoài.
Cuối cùng là tập trung bảo vệ, mở rộng "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19. Theo đó, Thành phố tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao, nhưng sẽ mở ra hoạt động ở vùng đệm để bảo vệ vùng xanh được an toàn, đồng thời củng cố mở rộng vùng xanh.
Ông Phan Văn Mãi cho rằng, sản xuất là vấn đề quan trọng của Thành phố, nếu không tiếp tục sẽ đứt gãy chuỗi sản xuất, mất thị trường trong và ngoài nước. Thời gian qua, Thành phố đề ra tiêu chí sản xuất an toàn với “3 tại chỗ” hoặc “2 điểm đến, 1 cung đường”. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị chưa kỹ nên việc áp dụng còn chưa bảo đảm an toàn.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với các Hiệp hội và hai bên thống nhất với tiêu chí “an toàn là trên hết”, tuy nhiên, không để sản xuất đứt gãy, đánh mất thị trường. Các đơn vị giảm tối thiểu quy mô để đảm bảo giãn cách, tổ chức chỗ ở cho người lao động, không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của công nhân./.
- Từ khóa :
- Thành phố Hồ Chí Minh
- COVID-19
- vùng xanh covid 19
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai gia hạn cải tạo đất nông nghiệp phục vụ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
13:14'
UBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận gia hạn 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp (thuộc huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ) kết hợp thu hồi vật liệu san lấp chỉ để phục vụ xây dựng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức
13:10'
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận khai thác hải sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
11:30'
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi, bám biển.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang ước xuất siêu gần 237 triệu USD
11:16'
Giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 333,6 triệu USD, tăng 7,78% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 600.000 m3 đất đắp còn thiếu tại cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được khơi thông
10:41'
Chủ đầu tư kiến nghị cho phép nhà thầu được tiếp tục thực hiện cải tạo cao độ nền ngay tại các vị trí nhà thầu đề xuất gia hạn để lấy đất phục vụ dự án trong thời gian chờ thủ tục gia hạn mỏ đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, CPI của cả nước tăng 4,18%
10:39'
So với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I/2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, GDP cả nước tăng trưởng 3,32%
09:59'
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư
08:02'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030
07:57'
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.