Tp. Hồ Chí Minh tìm hướng tăng trưởng trong dài hạn
Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Tọa đàm “Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phục hồi và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh tổ chức chiều 29/7.
Tp. Hồ Chí Minh cũng đạt được mức tăng trưởng GRDP tương đối cao; trong đó, khu vực dịch vụ đang có mức tăng trưởng cao và ổn định nhất, theo sau là công nghiệp. Ngược lại, lĩnh vực xây dựng vẫn còn tăng trưởng khá khiêm tốn. Tốc độ hồi phục của tổng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến từ tiêu dùng, tiếp đến là xuất khẩu; trong đó, tiêu dùng trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng trưởng nhỉnh hơn cả nước, còn xuất khẩu lại tăng trưởng tương đối thấp hơn cả nước.
Đáng chú ý, nhiều chỉ số cho thấy các doanh nghiệp nội địa tại Tp. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu hồi phục vững chắc. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là 33.824; trong khi đó, tổng số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động và giải thể là 22.462. Như vậy số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường ròng (bằng số doanh nghiệp thành lập mới cộng số doanh nghiệp quay lại hoạt động trừ số doanh nghiệp tạm ngưng có thời hạn và số doanh nghiệp giải thể) thực tế tăng trưởng khiếm tốn. Thêm vào đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp mới thành lập cũng ngày càng nhỏ lại. Theo nhóm nghiên cứu, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng cao hơn dự báo và mặt bằng lãi suất trong nước xuống khá thấp trong 6 tháng đầu năm 2024, việc các doanh nghiệp nội địa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu gặp khó khăn cần được phân tích, đánh giá một cách đầy đủ hơn. Song có thể do một số nguyên nhân như nhu cầu của thị trường vẫn chưa tăng trưởng mạnh, kết hợp với môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều rủi ro và bất định khiến các doanh nghiệp nội địa trì hoãn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân thứ hai là tình hình nợ xấu có chiều hướng gia tăng khiến các ngân hàng khắt khe hơn với các tiêu chuẩn cho vay nhằm bảo toàn thanh khoản phòng ngừa cho các biến cố trong hệ thống. Các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ không có nhiều tài sản cầm cố giá trị sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Mặt khác, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi mặt bằng lãi suất xuống thấp. Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, những tháng cuối năm, họat động xuất khẩu của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các nền kinh tế này đều đang phải đối mặt với các vấn đề khó khăn riêng và chưa thực sự đi vào quỹ đạo hồi phục một cách vững chắc. Vì thế rủi ro và bất ổn vẫn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu.Trước thực tế đó, Tp. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng kích cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa. Nhóm chính sách này vừa giúp tổng cầu hồi phục nhanh hơn và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, qua đó giảm thiểu tính chu kỳ của nền kinh tế trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 -8% trong năm 2024, Tp. Hồ Chí Minh cần quyết liệt hơn với các giải pháp thúc đẩy tổng cầu, đặc biệt là các chương trình hành động cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Quan trọng hơn cả con số tăng trưởng năm 2024, Tp. Hồ Chí Minh cần phải tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghệ cao và xanh hóa. Đây là yếu tố then chốt giúp thành phố nâng cao tốc độ tăng trưởng một cách bền vững hơn trong trung hạn.
Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh, thông tin tăng trưởng kinh tế - xã hội Tp. Hồ Chí Minh nửa đầu năm 2024 là kết quả việc triển khai đồng bộ các biện pháp kích thích cả tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn chưa đúng nhịp độ mong muốn dù tăng mạnh về giá trị tuyệt đối. Thực tế đầu tư công của thành phố trong hai năm qua đều ì ạch ở quý I, quý II và chỉ chạy nước rút ở quý cuối của năm nên không đạt chỉ tiêu. Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, vấn đề tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh không chỉ nằm ở con số mục tiêu của năm 2024 mà phải nhìn xa hơn, dài hơi hơn. Mặc dù 2 năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của thành phố có phần “trầm lắng” nhưng cũng là giai đoạn hệ thống cơ sở hạ tầng mới tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh, tạo nền tảng để kinh tế khu vực chuyển mình những năm tới. Song song với hạ tầng cứng cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng số với 4 trung tâm dữ liệu đang được đề xuất đầu tư nhằm tạo nguồn lực cho doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả.Tin liên quan
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh đã có dự án nhà ở xã hội đầu tiên được vay gói 120.000 tỷ đồng
15:25' - 29/07/2024
Sau hơn 1 năm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ, Tp. Hồ Chí Minh đã có dự án đầu tiên được cấp vay vốn.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh: Lập Tổ lưu động cấp mới thẻ căn cước
13:08' - 29/07/2024
Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến giữa tháng 7/2024, đơn vị đã thu nhận hồ sơ cấp mới thẻ căn cước cho gần 40.000 trường hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh xây dựng đề án phát triển ngành dịch vụ đến năm 2030
16:22' - 25/07/2024
Ngành dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng và tỷ trọng đóng góp cao, cũng như được định vị là trung tâm dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, hướng đến cải thiện thực chất đời sống nhân dân
13:16'
Sau 1,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, sáng 20/6, Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Không khoan nhượng, không có vùng cấm trong xử lý hàng giả
12:37'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để đầu cơ, trục lợi giá nhà, đất sau hợp nhất tỉnh, thành
12:37'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 20/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học
11:44'
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới
11:29'
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ báo công dâng Bác nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
11:27'
Sáng 20/6, Đoàn đại biểu Người làm báo tiêu biểu dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công dự án sản xuất phân bón kali chất lượng cao (SOP) quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam
11:08'
Sáng 20/6, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã khởi công dự án đầu tư dây chuyền sản xuất phân bón SOP với quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Hoa Kỳ: Đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng về thương mại đối ứng
09:59'
Phiên đàm phán diễn ra trong không khí cởi mở, thiện chí và xây dựng. Các Bộ trưởng đã dành thời gian thảo luận về giải pháp và định hướng xử lý vấn đề tồn tại chính trong đàm phán giữa 2 nước.
-
Kinh tế Việt Nam
"Chìa khóa mềm" dẫn doanh nghiệp thời số hóa
09:11'
Doanh nghiệp nào biết tận dụng chuyển đổi số để củng cố và chuyên nghiệp hóa truyền thông nội bộ sẽ tạo dựng được lợi thế cạnh tranh vững chắc, từ bên trong ra bên ngoài.