Tp. Hồ Chí Minh xây dựng lộ trình để khôi phục kinh tế
Nhiều giải pháp nhằm khôi phục kinh tế thành phố, nhất là hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, triển khai đồng bộ trong thời gian tới với tinh thần tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép" vừa hạn chế tác động khó khăn của dịch COVID-19; đồng thời ngăn chặn, xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn và phát triển kinh tế - xã hội.
* Tăng trưởng thấp Quý I/2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 3 tháng đầu năm của thành phố ước đạt 335.682 tỷ đồng, chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ; thu ngân sách 88.241 tỷ đồng, đạt 21,7 % dự toán và giảm 8,63%. Theo ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố, mức tăng trưởng của các khu vực, ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chịu tác động nhiều nhất là khu vực thương mại dịch vụ, khi mức tăng của khu vực này giảm 1,23%.Một số ngành tăng trưởng cao trước đây hiện giảm mạnh hoặc rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm như dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 31,69%, giáo dục và đào tạo giảm 26,57%, kinh doanh bất động sản giảm 12,85%, y tế và hoạt động cứu trợ giảm 2,92%, vận tải kho bãi giảm 0,37%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 318.123 tỷ đồng, giảm 1,3%. Lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 42,26% với doanh thu ước đạt 25.591 tỷ đồng, giảm 26%. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 9,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ do nhóm hàng công nghiệp tăng 11,3% và chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn 78,4%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng 2,4%, chủ yếu là nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 49,9%, chiếm 36,4% tỷ trọng nhập khẩu. Trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1% thì riêng bốn ngành công nghiệp trọng yếu lại tăng khoảng 6,82%; trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 11,5%, hóa chất - cao su - nhựa tăng 8%. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất dù gặp khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục duy trì và sắp tới có cơ hội tăng trở lại - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhận định. Cùng đó, trong quý I, thành phố có 10.169 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký 135.393 tỷ đồng (tăng 0,56% số lượng doanh nghiệp và giảm 15,77% về vốn đăng ký so với cùng kỳ).Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 1,05 tỷ USD (giảm 33% so với cùng kỳ).
Hoạt động ngân hàng ổn định; trong đó, các hoạt động chính như huy động, cho vay và dịch vụ ngân hàng... đều tăng trưởng nhẹ so với cuối năm trước. Đặc biệt ghi nhận việc các ngân hàng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.554.000 tỷ đồng, tăng 0,27% so cuối năm 2019; tổng dư nợ tín dụng cuối tháng 3 đạt 2.309.000 tỷ đồng, tăng 0,56%.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, mặc dù kinh tế Tp. Hồ Chí Minh trong quý 1 chỉ tăng trưởng 0,42% nhưng cũng có các điểm sáng như sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, xuất khẩu vẫn duy trì mức khá. Đặc biệt, tổng thu ngân sách giảm nhưng Tp. Hồ Chí Minh vẫn đóng góp 27% vào tổng thu ngân sách của cả nước. * Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tếCăn cứ nguyên tắc chung là thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, nhưng phải đảm bảo an toàn, không phát sinh dịch COVID-19 trên địa bàn, Tp. Hồ Chí Minh đang từng bước triển khai các giải pháp vực dậy nền kinh tế sau dịch bệnh. Tp. Hồ Chí Minh sẽ lên kế hoạch xây dựng những lộ trình để khôi phục, mở rộng quy mô các hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ theo hướng tăng dần và trở lại quy mô như cũ sau khi hết dịch COVID-19 - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
“Chúng ta chuyển sang đời sống bình thường mới, gắn với yêu cầu phòng ngừa dịch” - ông Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ; đồng thời nhấn mạnh, từ đây đến hết ngày 30/4, các ngành, lĩnh vực của thành phố phải xây dựng bộ tiêu chí an toàn với dịch COVID -19 để dần đưa về trạng thái bình thường.Mặt khác, các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tập trung ưu tiên triển khai chính sách Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp; lên kế hoạch để đến giữa tháng 5 có thể "tận dụng" tốt các chính sách hỗ trợ có hiệu lực từ tháng 4. Từ đó, giúp doanh nghiệp, người lao động được hưởng các chính sách đó nhằm giảm bớt khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Để chủ động ứng phó những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến kinh tế thành phố, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quý và cả năm 2020, dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực; qua đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào GRDP nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất. Đồng hành với doanh nghiệp, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình dịch COVID-19; trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng, ban hành cẩm nang “Kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh" để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp; làm cầu nối giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi các gói hỗ trợ của Chính phủ.Tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp để tiếp tục để xuất chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từ Trung ương và ngân sách thành phố cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID -19, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; nghiên cứu, xây dựng, ban hành hệ số tính điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa với các tiêu chí cụ thể làm cơ sở xem xét, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Theo ông Lê Thanh Liêm, trước mắt, thành phố thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể như xem xét, kiến nghị việc gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019 đến ngày 30/6; khảo sát thực tế doanh thu của các hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, qua đó đánh giá chính xác doanh thu khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh theo tỷ lệ giảm thực tế.Mặt khác, thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; ổn định mặt bằng lãi suất; xây dựng kế hoạch hỗ trợ về vốn, chính sách để doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng, nguyên vật liệu tại chỗ; đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và xem xét cho vay mới để khôi phục, duy trì sản xuất, kinh doanh.Đối với ngành du lịch, ông Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố tập trung triển khai kế hoạch giảm tác động trong và sau dịch bệnh với 5 nhóm giải pháp gồm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị các chính sách thúc đẩy du lịch phát triển ngay sau dịch bệnh kết thúc; triển khai chương trình kích cầu du lịch sau dịch bệnh; chuẩn bị kế hoạch tăng cường xúc tiến du lịch, đa dạng hóa thị trường khách quốc tế; các phương thức đa dạng hóa sản phẩm du lịch: du lịch nghệ thuật, du lịch xanh, du lịch đường thủy, du lịch y tế... Đồng thời, thành phố hoàn thành và công bố Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030; thành lập Hội đồng phát triển du lịch thành phố; thúc đẩy kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Tp. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, thành phố tập trung đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công; chủ động phối hợp tích cực với các cơ quan Trung ương kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì kênh đối thoại trực tuyến giữa thành phố với các nhà đầu tư; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện dự án, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Về lâu dài, Tp. Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch kinh tế - xã hội thành phố thời kỳ 2021-2030 và quy hoạch chung xây dựng thành phố, đảm bảo quy hoạch có tầm nhìn, chất lượng tốt trong điều kiện hội nhập quốc tế.Cùng với việc tiếp tục triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), thành phố đồng thời bàn giao mặt bằng chuẩn bị khởi công tuyến đường sắt số 2 (Bến Thành - Tham Lương); trong đó, hoàn tất cơ bản bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai các phần việc tiếp theo của dự án theo kế hoạch./.
Tin liên quan
-
Thời sự
Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Ban cơ yếu Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh
17:39' - 14/04/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định về nhân sự Ban cơ yếu Chính phủ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp Hồ Chí Minh: Triển khai chạy thận nhân tạo trong khu cách ly
15:20' - 08/04/2020
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép Bệnh viện Quận 2 thành lập đơn vị thận nhân tạo trong Khu cách ly tập trung Quận 2.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp Hồ Chí Minh: Cháy lớn tại quán karaoke đang sửa chữa
15:49' - 07/04/2020
Theo thông tin từ người dân sinh sống tại khu vực, trước thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, quán karaoke có người đến sửa chữa, cải tạo và có thực hiện việc hàn xì bên trong quán.
-
Kinh tế tổng hợp
Tp Hồ Chí Minh kiểm soát chặt các cửa ngõ ra - vào
20:33' - 05/04/2020
UBND Tp Hồ Chí Minh quyết định thành lập 62 chốt, trạm kiểm soát dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra-vào thành phố, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, nhà ga.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh công bố 62 chốt, trạm kiểm dịch phòng chống dịch
17:21' - 04/04/2020
Tp Hồ Chí Minh thành lập 62 chốt, trạm kiểm dịch để thực hiện kiểm soát các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố, bến tàu, bến xe, nhà ga...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.