Trang bị lá chắn số cho trẻ qua “Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 2024”
Bộ cẩm nang gồm 5 phần, được trình bày đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Trong đó, phần thứ nhất là “Cẩm nang chung” với các thông tin cơ bản về internet, lợi ích, rủi ro trên môi trường mạng với trẻ em, một số khái niệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn trẻ em cách thức phản ánh khi phát hiện nội dung độc hại, nội dung không phù hợp đối với mình. Phần hai là “Cẩm nang cho trẻ dưới 6 tuổi” cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng dưới 6 tuổi. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn “Ươm mầm”, là thời điểm trẻ mới bắt đầu tiếp cận với internet dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của gia đình, cha mẹ, thầy cô. Phần nội dung này chủ yếu để hướng dẫn cho cha mẹ, thầy cô nhận biết các rủi ro có thể gặp phải và một số cách để hướng dẫn ban đầu cho trẻ em tham gia môi trường mạng. Phần 3 - “Cẩm nang cho trẻ từ 6 tới 11 tuổi” với nội dung cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Đây là “Giai đoạn phát triển”, trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số. Phần nội dung này gồm: Hướng dẫn dành cho trẻ em hình thành các kỹ năng ban đầu; hướng dẫn và lời khuyên dành cho phụ huynh để hỗ trợ con một cách hiệu quả. Tiếp theo là phần “Cẩm nang cho trẻ từ 11 tới 16 tuổi” cung cấp các nguyên tắc bảo vệ trẻ em từ 11 đến 16 tuổi. Đây là “Giai đoạn tiền trưởng thành ” - lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu sử dụng internet một cách độc lập. Phần nội dung chính vì thế sẽ bao gồm các hướng dẫn cụ thể cho trẻ em trong hình thành các kỹ năng cụ thể sử dụng internet an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm với các hành vi của trẻ trên không gian mạng. Phần cuối cùng của tài liệu là một số công cụ, phần mềm hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với nội dung giới thiệu, cập nhật các công cụ cập nhật kiến thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các công cụ hỗ trợ phụ huynh kiểm soát truy cập sử dụng internet trong nước và quốc tế. Đại diện Cục An toàn thông tin kỳ vọng cẩm nang này sẽ trở thành tài liệu thiết yếu, giúp phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ nắm bắt kiến thức mới, kỹ năng cơ bản để hỗ trợ trẻ em tham gia môi trường mạng một cách tự tin và an toàn, từ đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà internet có thể gây ra. * Gia đình, nhà trường đồng hành cùng trẻ em Hiện nay, không gian mạng, internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em là những đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận với các thiết bị có kết nối internet. Việc trẻ em tiếp xúc sớm, sử dụng internet cho nhiều mục đích làm gia tăng tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề rủi ro trên mạng. Mặc dù cơ quan chức năng, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đội ngũ kỹ sư an ninh mạng luôn nỗ lực làm sạch không gian mạng, nhưng trang bị kỹ năng số, nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ được nhận định là giải pháp căn cơ, cốt lỗi, bền vững. Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) chia sẻ: Về cơ bản, nội dung của cẩm nang được biên soạn rất cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng tiếp nhận chính là trẻ em. Tuy nhiên, để cẩm nang phát huy tác dụng, với trẻ dưới 6 tuổi, cần có sự góp sức của gia đình. Tức là cha mẹ, người lớn sẽ tham khảo cẩm mang và trao đổi với trẻ. Mỗi ngày một ít thông tin để trẻ “ngấm dần”. Trẻ tiếp nhận thông tin từ nhỏ sẽ có thói quen, nhận thức sớm về an toàn thông tin, từ đó hình thành nên phản xạ, kỹ năng số. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cần sự hỗ trợ của thầy cô, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung tay tăng cường nhận thức cho trẻ về bảo mật thông tin cá nhân, đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia môi trường mạng. “Chúng tôi khuyến khích các giáo viên xây dựng các chương trình hỏi đáp, câu hỏi lựa chọn, khảo sát… để kiểm tra kết quả về nhận thức an toàn thông tin của trẻ. Việc tổ chức các trò chơi, cuộc thi… về chủ đề an toàn thông tin cho trẻ là cách làm tăng tương tác, hiệu quả để trẻ tiếp nhận được thông tin”, ông Nguyễn Phú Lương cho biết. Chị Nguyễn Mai Hạnh (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Trên mạng có rất nhiều tài liệu, thông tin về rủi ro trên không gian mạng, đặc biệt rủi ro cho trẻ em. Đồng thời, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc có 1 bộ cẩm nang với thông tin chi tiết, cụ thể, tổng hợp sẽ rất tiện dụng cho gia đình, nhà trường tham khảo để không chỉ nâng cao hiểu biết cho bản thân, còn có thể hỗ trợ trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Hiện, bộ cẩm nang được Cục An toàn thông tin cung cấp miễn phí đến toàn thể phụ huynh, giáo viên và những người quan tâm tại địa chỉ: https://vn-cop.vn/cnbvte2024.
- Từ khóa :
- công nghệ số
- trẻ em
- an ninh mạng
Tin liên quan
-
Công nghệ
Quy định rõ tài sản số sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghệ số
15:36' - 07/12/2024
Ngày 6/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Hội thảo “Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ rừng
16:45' - 19/11/2024
Việc ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bào vệ và phát triển rừng thông qua các phần mềm, ứng dụng quản lý hiện đại đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm.
-
Công nghệ
Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp hoạt động ứng dụng công nghệ số
11:30' - 06/11/2024
Ban Tổ chức hy vọng thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ có nhiều giao dịch, kết nối, hợp tác, góp phần đưa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trở thành trung tâm đầu não trong chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh lấy công nghệ số làm động lực tăng trưởng mới
12:17' - 22/10/2024
Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” xác định mục tiêu đến năm 2025, Thành phố thuộc 5 địa phương đứng đầu về Chính phủ điện tử,
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng chuyển đổi số để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
17:13'
Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm cho hội viên nông dân, hỗ trợ 5.000 hội viên nông dân mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
-
Công nghệ
Nhà mạng Vinaphone chính thức cung cấp dịch vụ 5G
12:43'
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ, VinaPhone 5G hiện diện phủ sóng ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, chú trọng phủ sóng và cung cấp dịch vụ tại các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội.
-
Công nghệ
Điện thoại cố định cũng có thể dùng ChatGPT
11:32' - 19/12/2024
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lại tiến thêm một bước đột phá khi công ty OpenAI chính thức đưa trợ lý ảo ChatGPT vào điện thoại cố định (điện thoại bàn).
-
Công nghệ
Số hóa toàn diện trong các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vào năm 2030
08:32' - 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số của Liên hiệp hội đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.
-
Công nghệ
Mở rộng quy mô tổ chức Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh
15:05' - 18/12/2024
Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 2 năm 2024, do Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức đã khởi động ngày 18/12.
-
Công nghệ
Bản nâng cấp được mong chờ của Google Drive
08:12' - 18/12/2024
Ứng dụng lưu trữ đám mây Google Drive chuẩn bị trình làng bản nâng cấp đáng kể cho tính năng quét tài liệu tích hợp.
-
Công nghệ
Ưu tiên ứng dụng công nghệ trong nuôi thủy sản
07:30' - 18/12/2024
Tỉnh Trà Vinh phấn đấu năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh có khoảng 15.000 ha nuôi thuỷ sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.
-
Công nghệ
Apple và câu chuyện điện thoại gập
22:39' - 17/12/2024
Người tiêu dùng đang nóng lòng chờ đợi những sản phẩm mới của tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ).
-
Công nghệ
OpenAI mở tính năng tìm kiếm trực tuyến cho mọi người dùng ChatGPT
10:42' - 17/12/2024
Tính năng ChatGPT Search, trải nghiệm tìm kiếm trực tuyến dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI, hiện đã được triển khai cho tất cả người dùng ChatGPT bên cạnh một số tính năng mới.