Tranh cãi xung quanh sự sụp đổ của tập đoàn du lịch Thomas Cook
Các ngân hàng, cổ đông, nhà quản lý và công ty nắm giữ cổ phần lớn nhất tại tập đoàn Thomas Cook là Fosun của Trung Quốc, tất cả đều được nhắc đến trong các cáo buộc chỉ trích của báo giới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đặt ra câu hỏi liệu giám đốc của các công ty này đã được khích lệ đúng mức để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Các cuộc phỏng vấn giới ngân hàng, nhà đầu tư, các cổ đông và các cố vấn đối với việc tái cấu trúc, sắp xếp lại đều cho thấy có rất nhiều nỗ lực đưa ra với những phương án thay thế nhằm cứu doanh nghiệp này trong suốt mấy tháng qua.
Financial Times trích lời của một người am hiểu sự việc cho biết, không ai muốn mình là người đầu tiên bỏ cuộc và phải gánh chịu những lời lên án chỉ trích nhưng mỗi khi một giải pháp nào được đưa ra là dường như lại có ý kiến khác chặn lại.
Điều gì đã xảy ra với Thomas Cook?Hồi tháng Tám vừa qua, Ban quản lý của Thomas Cook đã đưa ra kế hoạch kinh doanh nằm trong gói thỏa thuận giải cứu trị giá 900 triệu bảng Anh, trong đó có một gói dự phòng trị giá 200 triệu bảng cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp sẽ tiếp tục kinh doanh qua những tháng mùa Đông vốn được coi là mùa thấp điểm.Giữa tháng 9/2019, nhóm gồm 17 "chủ nợ" của Thomas Cook yêu cầu các khoản vay dành cho tập đoàn này phải có phần "dự phòng" từ cổ đông lớn nhất của Thomas Cook là tập đoàn Fosun của Trung Quốc.Thomas Cook đã công bố chi tiết về kế hoạch tái cơ cấu nợ, trong đó đề cập tới việc Fosun đồng ý chi 450 triệu bảng, tương đương với 50% gói cứu trợ mà tập đoàn cần để thoát khỏi kịch bản phá sản. Theo email ngày 13/9 của Fosun mà Financial Times có được, Fosun "lo ngại" nhưng vẫn giữ ý định đầu tư 450 triệu bảng.
Đổi lại, Fosun yêu cầu sở hữu 75% cổ phần của Thomas Cook ở mảng tour du lịch và 25% cổ phần ở mảng hàng không. Các ngân hàng cho vay và cổ đông khác của Thomas Cook cũng được cho là sẽ rót thêm 450 triệu bảng và chuyển khoản nợ hiện tại thành vốn chủ sở hữu, mang lại cho họ tổng cộng khoảng 75% cổ phần mảng hàng không và 25% ở mảng tour du lịch của Thomas Cook. Tuy nhiên, việc Thomas Cook được yêu cầu phải kêu gọi thêm được 200 triệu bảng nữa ngoài 900 triệu bảng ban đầu đã khiến thỏa thuận này sụp đổ.Mặc dù có rất nhiều vấn đề, nhưng đội ngũ quản lý Thomas Cook vẫn hy vọng cho đến phút chót. Những cuộc đàm phán để bán lại màng kinh doanh ở Bắc Âu cho công ty đầu tư Triton (Anh) diễn ra suốt một thời gian cho đến tận cách đây mấy ngày.Một thỏa thuận giờ chót đã được đồng ý để cho một tập đoàn các nhà kinh doanh dịch vụ khách sạn của Tây Ban Nha rót 100 triệu bảng cổ phiếu, nhằm cứu hoạt động kinh doanh dành cho những nhóm lữ hành đông khách của Anh và Đức thường đi nghỉ tại bãi biển Costas (Tây Ban Nha) vào các mùa Hè.
Tuy nhiên, cuộc họp hôm 22/9 đã kết thúc mà không đi đến đồng thuận. Hy vọng cuối cùng là Chính phủ Anh sẽ đứng ra giải cứu nhưng điều này đã không xảy ra. Và hồi kết đến với Thomas Cook.
Sự sụp đổ của Thomas Cook đã xảy ra ngày 23/9 sau khi nỗ lực tìm kiếm gói cứu trợ 1,1 tỷ bảng thất bại. 150.000 khách du lịch ở nước ngoài phải quay trở về nước, 21.000 người mất việc làm chính thức và nhiều người khác làm việc trong các ngành nghề liên quan sẽ mất việc.Ngày 23/9, Cơ quan hàng không dân dụng Vương quốc Anh (CAA) đã phải vật lộn tìm cách đưa khách du lịch trở về nước, con số vận chuyển được cho là lượng di chuyển lớn nhất trong thời bình của Anh.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của Thomas Cook?Các vấn đề của Thomas Cook cần được xem xét lại từ năm 2007 khi tập đoàn này dưới sự dẫn dắt của thương nhân người Tây Ban Nha gốc Anh Fontenla-Novoa, đã sáp nhập hãng với công ty chuyên tổ chức các kỳ nghỉ là MyTravel của Anh. Các hoạt động kinh doanh được hình thành thông qua sáp nhập đã đưa Thomas Cook trở thành nhà điều hành du lịch lữ hành và dịch vụ hàng không.Trước đây, Thomas Cook chỉ vận hành bán lẻ các gói kỳ nghỉ du lịch đã có sẵn từ các nhà cung cấp khác và không phải chịu rủi ro nào. Việc sáp nhập với MyTravel đã trở thành gánh nặng trong bảng cân đối kế toán.Theo một cựu điều hành doanh nghiệp này, sai lầm thứ hai của ông Fontenla-Novoa đó là sáp nhập với Co-operative Travel năm 2010. Việc này đã gắn kinh doanh của Thomas Cook với một doanh nghiệp lữ hành và bán lẻ với 1400 cửa hàng trên các phố lớn diễn vào thời điểm mà khách hàng bắt đầu hướng tới đặt các chuyến du lịch qua mạng.
Người kế nhiệm ông Fontela-Novoa, bà Harriet Green đã phải cắt giảm chi phí sau khi Thomas Cook suýt phá sản vào năm 2011, bà đã mô tả khoản nợ của tập đoàn này là "căn bệnh ung thư". Hồi tháng 5/2019, tập đoàn này đã báo lỗ 1,5 tỷ bảng, trong đó hơn 1 tỷ bảng đến từ vụ sáp nhập năm 2007 với MyTravel.Thỏa thuận đó từng được kỳ vọng là sẽ tạo ra một "người khổng lồ" ngành lữ hành ở châu Âu, hứa hẹn giúp Thomas Cook tiết kiệm chi phí 75 triệu bảng mỗi năm và là "bàn đạp" để họ đối phó với những từ các đối thủ mới trong thời đại Internet.Tuy nhiên, thực tế là Thomas Cook đã đánh giá sai và thỏa thuận này đã khiến tập đoàn phải gánh một khoản nợ lớn. Khoảng 1/3 doanh số bán hàng của Thomas Cook đã bị dùng để phục vụ cho khoản nợ của mình. Tính đến thời điểm tuyên bố phá sản, tổng nợ của Thomas Cook đã lên tới 1,7 tỷ bảng.
Ngoài những vấn đề tài chính, sự thay đổi trong thói quen du lịch của người dân Anh cũng là một yếu tố khiến Thomas Cook rơi vào tình cảnh bi đát. Hiện, số ngày nghỉ ngắn ngày đã tăng lên, khiến du khách thường chọn những tour du lịch sang các thành phố khác thay vì những tour dài ngày đến bãi biển như trước đây. Việc nở rộ dịch vụ đặt phòng và vé máy bay trực tuyến cũng đẩy Thomas Cook vào thế khó.Theo một khảo sát của Hiệp hội Thương mại Du lịch Vương quốc Anh (ABTA), trong số 7 người thì chỉ có 1 người tìm đến các phòng đặt vé trực tiếp tại các khu phố thương mại, trong khi Thomas Cook sở hữu khoảng 560 phòng đặt vé như vậy. Những người lựa chọn đặt vé trực tiếp cũng thuộc nhóm đã cao tuổi và hạn chế chi tiêu hơn.Internet và sự gia tăng các hãng hàng không giá rẻ đã phá vỡ ưu thế tổ chức tour khép kín của hãng tại thị trường châu Âu. Một số yếu tố đã gây nên khó khăn cho Thomas Cook ví dụ như nắng nóng mùa hè năm 2018 đã khiến nhiều người Anh quyết định không đi du lịch ở nước ngoài mà nghỉ tại nhà.Chi phí giá thành cao hơn cũng là một trong những yếu dẫn đến sự sụp đổ của Thomas Cook. Hãng đã phải vật lộn cạnh tranh với những đối thủ nhỏ hơn chuyên thực hiện bán tour du lịch trên mạng trực tuyền, trong khi Thomas Cook phải chi phí cho các khoản chi cố định trả cho 500 cửa hàng của hãng đặt tại các phố lớn của Anh.
Du lịch trọn gói sẽ ra sao?Một chuyên gia nhận định việc vỡ nợ không được giải quyết triệt để bởi Thomas Cook thiếu những tài sản có giá trị. Hãng hàng không của Thomas Cook chẳng có giá trị gì nếu không đi kèm với các hoạt động kinh doanh lữ hành của Thomas Cook.Fosun ngày 23/9 cho biết họ sẽ "tiếp tục tăng đầu tư và hợp tác trên thị trường Anh". Fosun có liên doanh với Thomas Cook tại Trung Quốc và có thể sẽ mua lại thương hiệu, theo nhận định của một chuyên gia giấu tên. Thomas Cook India, được bán đi năm 2012, dự kiến sẽ mất quyền giữ tên thương hiệu Thomas Cook vào năm 2024, hiện đang tìm cách để mua lại thương hiệu này.Theo Financial Times, Thomas Cook, tập đoàn lữ hành du lịch lâu đời nhất của Anh, một trong những tên tuổi đình đám nhất trong lĩnh vực du lịch trọn gói phá sản không có nghĩa ngành du lịch trọn gói của Anh sẽ suy sụp theo.Được thành lập năm 1841 bởi doanh nhân người Anh Thomas Cook (sinh năm 1808 - mất năm 1892), công ty đã lớn mạnh trở thành một trong những công ty du lịch lớn nhất thế giới và đi tiên phong trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Công ty từng bị quốc hữu hóa sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau đó được mua đi bán lại vài lần trong 30 năm qua với nhiều chủ khác nhau. Thomas Cook hiện đại là mô hình công ty dịch vụ du lịch trọn gói khép kín từ đặt chỗ, vận chuyển hành khách, cung cấp nơi nghỉ thông qua các đại lý, hàng không và khách sạn của tập đoàn.
Mặc dù Thomas Cook sụp đổ nhưng mô hình tour du lịch trọn gói vẫn là một dịch vụ được nhiều người ưa thích do sự tiện lợi và chi phí phải chăng.Những công ty tổ chức du lịch trọn gói có thể cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn những đảm bảo về khách thuê phòng trong nhiều năm mà không phải nặng gánh vận hành các hoạt động bán lẻ.
Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của hãng đối với các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại khu vực Địa Trung Hải. Cái tên Thomas Cook có thể sẽ không còn nữa, nhưng du lịch trọn gói tại Anh sẽ vẫn tồn tại./.
- Từ khóa :
- anh
- thomas cook
- du lịch
- du lịch trọn gói
- du lịch lữ hành
- phá sản
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Anh lên kế hoạch đưa 135.300 người về nước sau vụ Thomas Cook phá sản
14:25' - 24/09/2019
Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) cho biết khoảng 135.300 người dự kiến sẽ được đưa về nước trong 13 ngày tới, giải quyết hậu quả của việc Tập đoàn lữ hành Thomas Cook vừa tuyên bố phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp của các nước chịu ảnh hưởng do Thomas Cook phá sản
08:22' - 24/09/2019
Bộ Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ cho hay Bộ này và Bộ Tài chính đang xem xét triển khai gói hỗ trợ tín dụng trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do từ vụ phá sản của Thomas Cook.
-
Kinh tế Thế giới
140.000 người Đức bị mắc kẹt ở nước ngoài sau khi Thomas Cook phá sản
18:22' - 23/09/2019
Tập đoàn lữ hành Thomas Cook (Anh) ngày 23/9 cho biết khoảng 140.000 hành khách Đức đang ở trong kỳ nghỉ ở nước ngoài và đã sử dụng dịch vụ của hãng này, có nguy cơ bị mắc kẹt tại nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng
16:12' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
16:11' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
-
Chuyển động DN
Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
14:54' - 10/07/2025
Lần đầu tiên Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến trong hành trình vươn tầm và hội nhập trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
-
Chuyển động DN
Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank
07:30' - 10/07/2025
Nắm giữ 52% cổ phần tại ABIC , hợp tác phát triển với ABIC được xác định là một trong ba trụ cột chiến lược trong hành trình xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank.
-
Chuyển động DN
VIMC đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu
17:44' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.