Tránh làm doanh nghiệp mất thêm chi phí tuân thủ
Hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bên cạnh đó, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Về cơ bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện các chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua gồm: Chính sách "Đổi mới việc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa"; chính sách "Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa"; chính sách "Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế"; chính sách "Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay"... Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung; tên gọi của Luật là phù hợp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần sửa đổi toàn diện. Theo hướng này, tên gọi của Luật nên là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi); có ý kiến đề nghị đổi tên thành Luật Chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa. Cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục rà soát các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo 4 nhóm chính đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời, trong quá trình quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, nếu phạm vi sửa đổi vượt ra khỏi 4 nhóm chính sách này thì cần bổ sung đánh giá tác động chính sách. Liên quan đến chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 6 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, các chính sách tại Điều 6 còn chưa rõ nét, chưa cụ thể hóa đầy đủ tại các điều khoản cụ thể, dẫn đến khó áp dụng. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ nội dung nào ngân sách nhà nước đầu tư, nội dung nào nhà nước hỗ trợ, nội dung nào khuyến khích xã hội hóa; đề nghị bổ sung một số chính sách và luật hóa thành các điều luật trong dự thảo Luật như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chiến lược quốc gia. Giảm chi phí quản lý và thủ tục hành chínhPhát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, phạm vi sửa đổi trong dự thảo Luật nên bám vào 4 chính sách được Quốc hội thông qua, vấn đề nào thuộc phạm vi của Quốc hội thì điều chỉnh, sửa đổi; vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì giao Chính phủ quy định theo tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quy định rõ trách nhiệm bộ, ngành, cơ quan quản lý để đảm bảo nguồn lực khi phân cấp.
Về quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, phải dựa trên nền tảng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, có đánh giá phù hợp, có kiểm tra, kiểm chứng, giám định thực thi, xác định cơ chế giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, cơ chế đảm bảo quyền lợi các bên.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, không để chồng lấn với quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại các luật chuyên ngành như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số. Nội dung này cần làm rõ để đảm bảo điểm mới trong xây dựng pháp luật hiện nay: một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm. Theo Chủ tịch Quốc hội, nền tảng quản lý chất lượng phải tạo thuận lợi cho ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có việc công nhận, thừa nhận lẫn nhau, giảm chi phí xét nghiệm, thủ tục quản lý. "Ngoài kiểm soát về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nước, thì phải kiểm soát cả hàng hóa từ nước ngoài vào. Vì nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài, nhập vào Việt Nam lấy nhãn mác Việt Nam để đưa đi nước khác. Đây là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu bảo vệ tốt chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ đẩy mạnh sản xuất trong nước, giúp người dân tin tưởng, tiêu dùng sản phẩm trong nước. Đồng thời, các quy định này sẽ bảo vệ các nhà sản xuất, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh từ các hàng hóa nhập lậu. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ, khai thác triệt để thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: công nghệ chuỗi khối, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo hướng giảm chi phí quản lý và thủ tục hành chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại rất gay gắt trên thị trường toàn cầu, dự thảo luật phải góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nhưng tránh làm doanh nghiệp mất thêm chi phí tuân thủ. Ngược lại, chế tài đối với các doanh nghiệp cũng phải đủ rõ ràng, nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe; nhất là đối với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, "mượn" xuất xứ hàng hóa Việt Nam để hưởng ưu đãi thương mại.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Dự kiến, Kỳ họp thứ 9 khai mạc vào đầu tháng 5/2025
10:20' - 10/03/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ hợp thứ 9, quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc sớm vào đầu tháng 5/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cử 7 Đoàn kiểm tra tháo gỡ vướng mắc tại các dự án giao thông trọng điểm
21:13' - 09/03/2025
Hiện nay cả nước đang triển khai thi công 28 Dự án/Dự án thành phần đường bộ cao tốc, với tổng chiều dài khoảng 1.188 km dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để tình trạng mỏ vật liệu giao cho tư nhân, sau đó Nhà nước phải mua lại
16:31' - 09/03/2025
Theo Thủ tướng Chính phủ một trong những giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 là thúc đẩy đầu tư, trong đó đầu tư công là động lực quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình