Tranh luận quanh việc xóa nợ cho sinh viên tại Mỹ

07:37' - 25/01/2022
BNEWS Các nghiên cứu cho thấy chắc chắn rằng việc miễn trừ cho các khoản nợ sinh viên sẽ không giải quyết được những bất bình đẳng cơ bản đã tạo ra khối nợ đó ngay từ đầu.

Khi mọi người tranh luận về việc có nên “xóa sổ” một phần hoặc toàn bộ khoản nợ sinh viên trị giá 1.750 tỷ USD đang đè nặng lên hàng triệu gia đình Mỹ hay không, những người phản đối cho rằng điều đó là sự lãng phí và không công bằng khi quá nhiều người thuộc diện khá giả, được giáo dục tốt sẽ được hưởng lợi từ tất cả những người dân phải đóng thuế, mà nhiều người trong số họ không bao giờ có cơ hội học đại học.

Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng đó là cách sai lầm khi nghĩ về một chính sách thực sự có thể mang lại nhiều lợi ích, cho cả cá nhân và nền kinh tế nói chung. Nó dựa trên một khái niệm sai lầm về việc ai được coi là giàu và bỏ qua đánh giá rằng chính khoản nợ là một biểu hiện của sự không công bằng.

 

Nếu nhìn vào dân số Mỹ xét theo thu nhập, thì hầu hết các khoản nợ sinh viên là do một nửa số hộ gia đình có thu nhập cao nhất tạo ra. Theo một ước tính, nhóm này sẽ nhận được khoảng 3/4 số tiền được miễn (tính theo giá trị hiện tại) nếu tất cả các khoản nợ được “xóa sổ”. Điều này đã khiến các nhà kinh tế và chính trị gia gán cho chính sách này là bước “thụt lùi”.

Nhưng phân tích này còn thiếu sót ở nhiều cấp độ. Đối với một số người, đó là một cách không phù hợp để đánh giá tính “thụt lùi” của chính sách. Trong trường hợp nợ của sinh viên được miễn trả hoàn toàn, đánh giá dựa trên thu nhập bỏ qua vị trí xuất phát của mọi người, bao gồm cả việc liệu họ có thể theo học đại học mà không mắc nợ hay không.

Những nỗ lực nhằm “xóa” gánh nặng nợ cho sinh viên Mỹ cho đến nay đã được chứng minh là không đủ thuyết phục. Bộ Giáo dục đã từ chối khoảng 98% đơn đăng ký tham gia chương trình “Miễn trừ cho các khoản vay từ dịch vụ công”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định hủy bỏ khoản nợ của các sinh viên bị các trường đại học thiếu đạo đức trục lợi, nhưng số tiền này là rất nhỏ so với gánh nặng nợ tổng thể. Các nhà nghiên cứu tại Viện Roosevelt ước tính rằng, nếu các khoản vay liên bang được miễn trả hoàn toàn, khoảng 70% số tiền cứu trợ sẽ đến tay một nửa số người nghèo nhất của Mỹ, tính theo tài sản của hộ gia đình.

Các nghiên cứu cho thấy chắc chắn rằng việc miễn trừ cho các khoản nợ sinh viên sẽ không giải quyết được những bất bình đẳng cơ bản đã tạo ra khối nợ đó ngay từ đầu. Đó là lý do tại sao việc xóa nợ cần được đi kèm với những cải cách để giúp một nền giáo dục đại học công có chất lượng được miễn phí.

Thay vì tiếp tục lầm tưởng rằng việc xóa nợ cho sinh viên là làm lợi cho người giàu, các chính trị gia và chính quyền Tổng thống Biden nên đánh giá đúng thực trạng và làm những gì tốt nhất cho quốc gia và người dân./.

>>>Số ca mắc COVID-19 tăng cao ở nhiều trường đại học Mỹ

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục