Tránh nguy cơ đứt gãy trong ngành hàng tôm
Giá trị xuất khẩu tôm chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là một ngành hàng rất quan trọng, thậm chí mang lại thu nhập chính của nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu... nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bà con. Nguy cơ đứt gãy sản xuất của ngành hàng này đang hiện hữu trong khi nhu cầu tôm trên thế giới vẫn tăng. Nhằm tháo gỡ khó khăn, sáng 1/9, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức diễn đàn trực tuyến “Tôm Việt 2021- Giải pháp tháo gỡ ngành tôm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19”.
*Nguy cơ thiếu nguyên liệu tôm cuối năm Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả tôm đạt 711.766 ha, tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 8 tháng, sản lượng tôm tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá bán tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, có địa phương cao hơn. Giá tôm thương phẩm ngày càng sụt giảm. Hoạt động thả nuôi đang có chiều hướng giảm, do doanh nghiệp thu mua, chế biến, dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào phải tạm ngừng hoạt động do COVID-19 dẫn đến tâm lý e ngại của người nuôi. Dự báo các tháng cuối năm sẽ khan hiếm tôm nguyên liệu. Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, cả nước có 2.063 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm. Sản lượng ước đạt 106,6 tỷ con; trong số đó, tôm sú 30,8 tỷ con, tôm chân trắng 75,8 tỷ con, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Từ đầu tháng 7, các có sở chủ động giảm sản lượng từ 30 - 40%, đến 15/8 các cơ sở giảm sản lượng 50%, thậm chí tạm dừng hoạt động. Hiện các doanh nghiệp không giảm giá bán tôm giống, thay vào đó hỗ trợ tôm giống từ 50 - 100%. Dự báo với số lượng tôm bố mẹ hiện có thì có thể sản xuất được khoảng từ 7 - 10 tỷ con/tháng. Trong khi đó, với các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc tiêu thụ tôm bị đình trệ. Nguyên nhân do hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ phải thực hiện giãn cách hoặc phải đóng cửa; thiếu người, phương tiện vận chuyển, thu mua, cung ứng vật tư sản xuất do yêu cầu kiểm soát người và phương tiện từ các vùng dịch đều bị cách ly, nên rất khó đáp ứng kịp thời và phát sinh tăng chi phí. Một số nhà máy chế biến tôm phải dừng hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ” nên công suất giảm. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho rằng, còn 4 tháng cuối năm, Tổng cục Thủy sản, hiệp hội cần có đánh giá, dự báo thị trường tiêu thụ, bởi, hiện đang rất ít thông tin. Nếu tổ chức sản xuất mà không biết đầu ra thế nào thì rất khó. Đại diện đơn vị này cũng nhận định, tôm nguyên liệu trong thời gian tới sẽ rất khó khăn và chắc chắn thiếu. Vì hiện tôm – lúa đã hết vụ, tôm nuôi công nghiệp thì người nuôi đang rất khó khăn để tái sản xuất cho vụ tới. Nguồn lực sản xuất của các nhà máy chế biến rất khó khăn, từ công nhân, logistics… Do vậy, 4 tháng còn lại phải bàn để có giải pháp căn cơ để các địa phương phải tổ chức lại sản xuất. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cho biết, nếu nhà máy không sản xuất được sẽ không thu mua tôm. Việc vận chuyển tôm về nhà máy cũng rất khó khăn. Tiêu thụ khó, bà con sẽ không thả tôm nuôi cho vụ sau. Từ tháng 10-12 là thời điểm có nhu cầu tôm cao trên thị trường, khi hết giãn cách xã hội thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng. Các tỉnh cần làm sao có giải pháp giãn cách nhưng lưu thông hàng hóa thuận tiện, để nhà máy thu mua thông suốt. Khi nhà máy thu mua tốt thì bà con sẽ thả nuôi. Doanh nghiệp sẽ cùng các doanh nghiệp sản xuất tôm giống có chính sách giảm giá tôm giống để hỗ trợ bà con nuôi thành công, ông Lê Văn Quang cho biết.
*Nhu cầu thị trường cao, doanh nghiệp lại lo không chế biến được
Ông Lê Văn Quang cho biết, hiện giá tôm lớn bán tốt, nhu cầu cao. Để tăng công suất nhà máy thì tăng cường chế biến tôm cỡ lớn. Giá tôm cỡ từ 10-30 con/kg tiêu thụ rất tốt, giá cũng tốt nên bà con nên yên tâm, không nên lo ngại.
Số lượng công nhân đi làm của doanh nghiệp chỉ đạt 25% nhưng công suất chế biến vẫn đạt 50%, nhờ doanh nghiệp đẩy mạnh mua tôm cỡ lớn. Khi ổn định trở lại thì doanh nghiệp sẽ đẩy giá thu mua tăng lên. Hiện giá tôm cỡ lớn đang mua thấp hơn so với trước dịch 10.000 đồng/kg, còn tôm bé hơn thì giảm từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Thông tin về thị trường xuất khẩu, ông Lê Văn Quang cho biết, khách hàng muốn ký hợp đồng rất nhiều nhưng doanh nghiệp không dám ký, chỉ dám ký khoảng 50-70% công suất nhà máy. Doanh nghiệp không lo không bán được hàng, chỉ lo không chế biến được. Nhu cầu thị trường đang tăng, đặc biệt thị trường Mỹ có nhu cầu tôm cỡ lớn rất mạnh. Ông Lê Văn Quang cũng khuyến cáo, bà con cần nuôi để thu hoạch chậm nhất trong tháng 11, kịp chế biến bán cho thị trường châu Âu cuối năm. Thời gian chế biến 3 kg tôm lớn bằng 1kg tôm nhỏ. Do đó, bà con nên giảm mật độ nuôi, nuôi tôm cỡ lớn. Trước những khó khăn ở nhiều địa phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau Châu Công Bằng kiến nghị, nên có đầu mối xử lý thông tin. Ngành nông nghiệp 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long đã có đầu mối kết nối để tháo gỡ khó khăn nhưng không giải quyết được nhiều vì liên quan nhiều ngành khác, cần nâng cấp mối kết nối thành cấp tỉnh. Tổng cục Thủy sản nên tham mưu Bộ có văn bản với địa phương có biện pháp phòng chóng dịch, mà vẫn thoáng trong sản xuất. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng kiến nghị, cơ quan quản lý cần có giải pháp hữu hiệu hơn trong quản lý giá thức ăn. Đồng thời, xem xét, kiến nghị giảm tiền điện cho người nuôi tôm cho phù hợp từ 10-30%, để một phần bù đắp khó khăn cho sản xuất. Có các chương trình vay vốn, quỹ tín dụng cho các nhà máy chế biến, nhà cung ứng vật tư đầu vào để có sự hỗ trợ về giá đối với người nuôi. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian qua mọi ưu tiên đều cho chống dịch, do đó có những khó khăn và các doanh nghiệp rất chia sẻ, nỗ lực rất lớn. Nhưng thời gian tới, việc tiêm vaccine đã có sự bao phủ nhất định, giãn cách xã hội đã lâu nên Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tổng kết lại việc giãn cách để có ứng phó chuyên nghiệp, đầy đủ hơn, từ đó có giải pháp hợp lý hơn cho sản xuất trong thời gian tới. Ông Trương Đình Hòe cũng cho rằng, các giải pháp như “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”… nên để doanh nghiệp lựa chọn theo tình hình địa phương, điều kiện mới. Không nên để theo hình thức bắt buộc, khiến khó khăn trong hoạt động chung, doanh nghiệp không chủ động, cũng không nâng cao được tinh thần trách nhiệm chống dịch. Làm sao xem đây là vấn đề tự nguyện và trách nhiệm của doanh nghiệp, khi họ chọn lựa thì đảm bảo các yêu cầu điều kiện, tránh mang tính chất cực đoan gây khó cho doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thủy sản, quy trình nuôi tôm cần phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19. Người nuôi cần tham gia trong chuỗi liên kết để vượt qua khó khăn. Địa phương tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh tổ chức thu mua tôm cho người nuôi đến giai đoạn thu hoạch. Đồng thời kêu gọi các thương lái, nhà máy chế biến thủy sản chung tay ủng hộ, tiếp tục thu mua sản phẩm thủy sản cho người dân trong giai đoạn hiện nay, không được nhân cơ hội ép giá gây thiệt hại cho người nuôi. Huy động các kho dịch vụ để chứa tôm nguyên liệu. Ngân hàng, các tổ chức tài chính... tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến thu mua tôm nguyên liệu cho người nuôi, tạo điều kiện cho tái sản xuất. Địa phương tăng cường các biện pháp tuyên tuyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ tránh xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm 2022./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hộ nuôi tôm cần có phương án sản xuất thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?
20:18' - 31/08/2021
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng dự báo thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ tôm tăng, nên doanh nghiệp và hộ nuôi tôm cần có sự tính toán phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp thủy sản
17:27' - 31/08/2021
Trước những khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã nắm được tình hình khó khăn của các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản
20:23' - 30/08/2021
Nếu không có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu thủy sản sẽ hiện hữu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đi xe buýt tại TP. Hồ Chí Minh không cần tiền mặt
12:36'
Sáng 11/4, Sở Giao thông công chánh TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hệ thống vé điện tử Open-Loop trên xe buýt và ra mắt thẻ MultiPass thanh toán liên thông cho giao thông công cộng thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất đầu tư tuyến đường kết nối Bình Phước với Đồng Nai
12:30'
Ngày 11/4, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã có báo cáo đề xuất quy mô đầu tư tuyến đường tỉnh ĐT.753 kết nối tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công
12:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện trong năm 2025 với khối lượng thực hiện sẽ tiệm cận đạt 100%.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định vào Báo Nam Định
12:26'
Ngày 11/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định vào Báo Nam Định và công tác cán bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh
12:25'
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Vịnh Tiền cho biết, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đã vượt 200 tỷ USD trong bốn năm liên tiếp.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ thu hồi tư cách pháp lý của nhiều sinh viên nước ngoài
11:15'
Tính đến ngày 10/4, có ít nhất 118 sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học ở Texas bị thu hồi tư cách pháp lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Thời gian Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất”
10:40'
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ tổ chức chuyến tàu đặc biệt mang tên "Đoàn tàu Thống nhất", đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
08:49'
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 11/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/4, sáng mai 12/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.