Nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp thủy sản
Bộ cũng đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản chủ trì tổ chức làm việc giữa Tổ công tác và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam để nắm bắt các khó khăn vướng mắc cụ thể còn tồn tại, tổng hợp, kiến nghị bộ, ngành và Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp chế biến hạn chế hoạt động đang là một trong những mắt xích quan trọng trong cả chuỗi, do vậy, các đối tượng thủy sản đến kỳ thu hoạch nhưng chưa thu hoạch được. Trước bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp đã có kiến nghị với Bộ Công Thương giảm tiền điện và việc này đã được thực hiện nhưng đối tượng, tỷ lệ giảm còn hạn chế. Về việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang đề nghị hàng hoạt chính sách hỗ trợ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, điều này cũng đã được Chính phủ ghi nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành đang từng bước giải quyết. Nhưng, nếu không giải quyết đồng bộ, nhanh chóng thì nguồn nhân lực cho các nhà máy hoạt động trở lại đang là bài toán và việc bắt đầu vụ sản xuất mới cũng khó khăn. Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, các khó khăn bởi dịch COVID-19 đều tác động đến đầu ra của sản phẩm và theo đó, nhìn vào giá đầu ra có thể đánh giá được sự tác động này. Điển hình như sản phẩm tôm ở địa phương đã giảm từ 8.000-23.000 đồng/kg tùy loại. Nông dân hòa vốn, thậm chí thua lỗ và nhận định của một số người là chuỗi sản xuất tôm có khả năng gãy đổ. Bên cạnh đó, khai thác hải sản đang chịu ảnh hưởng từ đất liền. Mực tươi, mực khô các loại có giá giảm 30%; cá các loại giảm từ 20-29%. Để duy trì lực lượng khai thác trên biển rất cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Theo VASEP, trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Nam Bộ đóng cửa. Tất cả doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng, tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian ngắn, không thể kéo dài hơn 1 tháng. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, sau 4 tuần áp dụng “3 tại chỗ”, tỉnh Sóc Trăng vận dụng thực thi Chỉ thị 16/CT-TTg theo cách riêng, lấy xã, phường làm phòng tuyến chống dịch.Xã phường còn an toàn (vùng xanh) có thể đi lại tham gia sản xuất và hàng hoá lưu thông. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động trở lại trạng thái khá bình thường. Hiện nay, công ty đã đạt khoảng 80% công suất so với trước dịch.
Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là vấn đề y tế nội bộ phòng chống dịch và thiếu lao động. Bên cạnh đó, rủi ro dịch bệnh không nhỏ nên 3 ngày công ty phải kiểm tầm soát PCR cho 20% lao động. Công ty phải đang thông báo tuyển thêm để bù đắp lao động thiếu. Theo ông Hồ Quốc Lực, chuỗi giá trị con tôm chỉ bền vững khi các mắt xích tương đối đồng bộ. Việc phong tỏa kéo dài, dân đi lại cũng như vận chuyển vật tư sản xuất cho ao tôm là khó khăn lớn. Tôm thu hoạch nhưng vận chuyển khó khăn sẽ bị mua giá giảm bù vào chi phí… nên nếu kéo dài phong tỏa sẽ đứt gãy khâu nuôi tôm. Một doanh nghiệp chế biến cá tra lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (xin giấu tên) cho biết, do tác động của dịch COVID-19, doanh nghiệp duy trì sản xuất được khoảng từ 20-30%. Mô hình “3 tại chỗ” đang được doanh nghiệp duy trì tốt. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng lo ngại dịch bệnh nên dù doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” tốt cũng không cho hoạt động nhiều. Nguyên liệu cá tra của doanh nghiệp đa số tự cung tự cấp và liên kết nên đang được đảm bảo tiêu thụ hết. Do đó, việc tái đầu tư cho nuôi trồng vẫn đảm bảo tốt. Hiện một số địa phương vẫn có những áp dụng những chính sách riêng nên doanh nghiệp vẫn khăn trong lưu thông.Doanh nghiệp mong muốn các địa phương, cơ quan chức năng tạo điều kiện ổn định sản xuất, quan trọng nhất là nguồn lực, giao thông thông thoáng hơn.
“Doanh nghiệp không thể cam kết 100% đảm bảo an toàn dịch bệnh. Doanh nghiệp cũng đang rất cố gắng đảm bảo an toàn dịch dịch, sản xuất cao nhất”, đại diện doanh nghiệp trên nêu vấn đề. Doanh nghiệp này cũng cho biết, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, lãi suất, tiền điện… nhưng doanh nghiệp mong muốn, Nhà nước cùng đồng hành với doanh nghiệp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tình trạng hiện nay để ổn định sản xuất trở lại. Kể về mô hình bao lợi nhuận trong sản xuất lúa của Tập đoàn Lộc Trời, ông Lê Văn Sử cho biết, doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ chi phí, đảm bảo lợi nhuận sau sản xuất. Như vậy, nông dân được đảm bảo lợi nhuận cho mọi tình huống.Doanh nghiệp đã bảo hiểm cho nông dân và nông dân cũng không phải lo chi phí sản xuất. Ngân hang cũng không phải lo cho nông dân vay vốn mà chỉ cần cho doanh nghiệp vay.
Từ mô hình trên, ông Lê Văn Sử kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn người dân qua doanh nghiệp. Bởi, nếu doanh nghiệp nhận được hỗ trợ thì sẽ duy trì được sản xuất, hỗ trợ lại nông dân, tránh sự gãy đổ các chuỗi sản xuất. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, việc tăng dư nợ cho vay cho các doanh nghiệp đủ năng lực hoạt động để mua trữ cho các trang trại, nông dân chưa được xúc tiến mạnh mẽ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp.Đồng thời, có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh xem xét các đơn xin vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay.
Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường. Cùng đó, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bộ Giao thông Vận tải cũng cần có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa. Xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm hiện nay./.>>>Hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Làm gì để đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới?
16:15' - 30/08/2021
Công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng, góp phần định hướng và thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản, tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hải Phòng hỗ trợ tiêu thụ thủy sản nuôi tại Cát Bà
20:27' - 23/08/2021
Chiều 23/8, BQL Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Hậu Giang phối hợp Quân khu 9 hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông thủy sản
19:33' - 19/08/2021
Chiều 19/8, UBND tỉnh Hậu Giang và Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã ký kết kế hoạch phối hợp giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong điều kiện dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.