Tránh tình trạng lạm thu trong trường học
Chiều 21/9, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố. Nhiều giải pháp đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố nhằm tránh tình trạng lạm thu, thu những khoản bất hợp lí cũng như kế hoạch thực hiện cải cách dạy và học của năm học mới 2023-2024 đã được đại diện các sở, ngành tập trung trao đổi.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng dự thảo Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; quy định khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.Theo đó, về nội dung thu (định danh), Sở đề nghị các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo tất cả những khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục (không bao gồm học phí) phải đúng tên của 26 nội dung khoản thu thuộc 4 nhóm theo phân loại của Phụ lục đính kèm Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND.
Về mức thu (định lượng), tất các mức thu của khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục (không bao gồm học phí) phải đảm bảo không vượt mức thu tối đa theo quy định cùng từng nhóm theo phân loại địa bàn.Trên cơ sở nội dung và khung mức thu được quy định theo phân cấp, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của cha mẹ học sinh xây dựng dự toán thu - chi cho từng nội dung thu, làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể phù hợp từng đơn vị của năm học 2023-2024.
Về công khai các khoản thu, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả khoản thu phải được các đơn vị giáo dục thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Bộ phận tài vụ của nhà trường thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn thu tiền cho từng học sinh, sinh viên; không giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền và đồng thời thực hiện đầy đủ chế độ quản lý tài chính theo quy định. Tất cả khoản thu phải đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với một số ý kiến phản ánh từ phía phụ huynh về lý do chi phí bảo trì máy điều hòa, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng học năm học nào cũng triển khai, ông Hồ Tấn Minh cho biết, theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc kêu gọi và tiếp nhận khoản tài trợ để cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục hoặc trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục ép buộc đóng góp và không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Thủ trưởng đơn vị cần mở rộng các đối tượng vận động tài trợ trên địa bàn, không chỉ tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh. Trên thực tế, các trường có nhu cầu vận động tài trợ trên địa bàn trong năm học 2023-2024 đã lập Kế hoạch vận động tài trợ theo quy định và trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Những năm qua, phần lớn các trường đã vận động được nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ cơ sở vật chất và hoạt động giáo dục; hàng năm đều thực hiện thủ tục quyết toán theo quy định. Về cơ sở vật chất, nhiều trường xây dựng trong thời gian gần đây hoặc đã xây dựng lâu năm trong quá trình sử dụng đều có sự xuống cấp, hư hỏng. Vì vậy cần có nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa trong khi nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn hạn hẹp.Vì vậy, hàng năm, các trường có nhu cầu cải tạo sửa chữa trường lớp, nhà vệ sinh, sân thể thao, nhà thi đấu... ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp cần thêm nguồn vận động tài trợ từ xã hội hóa. Mỗi năm các trường chỉ làm một vài hạng mục nên hàng năm có vận động tài trợ theo nhu cầu, có sự thỏa thuận với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm.
Riêng về máy điều hòa, các trường đều có thỏa thuận với phụ huynh học sinh chỉ mua hoặc sửa chữa máy điều hòa theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm chỉ trang bị máy cho một số phòng học nhất định. Các năm học sau có thể tiếp tục mua thêm để trang bị cho phòng học khác nên tiếp tục vận động. Trong quá trình máy hoạt động có thể bị hư hỏng nên cần kinh phí vận động để bảo trì, sửa chữa.Việc trả tiền điện riêng cho sử dụng máy điều hòa cũng phải vận động tài trợ đi đôi với việc mua và sử dụng máy vì máy điều hòa là loại thiết bị tiêu hao điện năng nhiều, trong khi sử dụng điện luôn có hạn mức, sử dụng điện quá định mức sẽ áp dụng đơn giá điện cao hơn giá trong định mức. Một số máy dùng lâu năm hết hạn thời gian sử dụng cần phải thay thế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre thực hiện đề án "Bến Tre xanh" tại các cơ sở giáo dục
09:16' - 09/09/2023
Năm học 2023-2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI; đồng thời thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
-
Kinh tế & Xã hội
Phụ huynh học sinh không được vận động các khoản thu ngoài quy định
09:02' - 07/10/2022
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản nghiêm khắc phê bình các hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị để xảy ra tình trạng “lạm thu” các loại quỹ đầu năm học những ngày gần đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Minh bạch các khoản thu trong trường học
09:55' - 06/10/2022
Việc xã hội hóa giáo dục là nhu cầu tất yếu nhưng thực tế, tình trạng lạm thu dưới hình thức các khoản xã hội hóa còn diễn ra ở một số trường, lớp, gây áp lực về tài chính cho phụ huynh.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cách chọn quất cảnh Tết đẹp, hợp phong thủy và mang tài lộc cho năm mới
15:41'
Quất cảnh Tết không chỉ là một món quà trang trí ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, góp phần mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia đình trong năm mới.
-
Đời sống
Những nghệ sỹ nào sẽ góp mặt trong Táo quân 2025?
12:51'
Điểm đáng chờ đợi nhất của “Táo quân 2025” là sự trở lại của hàng loạt gương mặt nghệ sỹ trong suốt hơn 20 năm qua đã gắn bó và làm nên thương hiệu “Gặp nhau cuối năm”.
-
Đời sống
Nồi bánh chưng gắn kết cộng đồng đón Tết trên đất Nam Phi
09:01'
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, mỗi năm mỗi khi Tết đến, Xuân về, khu bếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi lại nhộn nhịp không khí chuẩn bị cho Tết cộng đồng.
-
Đời sống
Những lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời
08:30'
Thời khắc giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, việc cúng ngoài trời giúp loại bỏ những điều không may mắn và đón chào vận khí tốt.
-
Đời sống
Cân bằng dinh dưỡng ngày Tết: Bí quyết giữ lửa sức khỏe trong mùa xuân
05:30'
Tết Nguyên Đán là thời điểm để gia đình quây quần, thưởng thức những món ăn đặc sản, vui vẻ sum vầy. Tuy nhiên, trong không khí vui tươi đó, nhiều người lại dễ dàng lơ là về vấn đề dinh dưỡng.
-
Đời sống
7 lưu ý quan trọng khi xông đất đầu năm
08:36' - 16/01/2025
Người xông đất được xem là người mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình gia chủ trong suốt cả năm. Vì vậy, khi được chọn để xông đất, cần chú ý một số điều sau đây.
-
Đời sống
Tư vấn chống say rượu ngày Tết: Bí quyết để đón xuân vui vẻ, không lo say rượu
05:30' - 16/01/2025
Ngày Tết là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy, quây quần bên nhau và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người lo ngại trong những ngày này chính là việc bị say rượu.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
15:45' - 15/01/2025
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
-
Đời sống
NASA xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử
10:57' - 15/01/2025
Theo một phân tích do các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất trong năm 2024 ở mức cao nhất trong từ trước đến nay.