Traveloka lên kế hoạch triển khai dịch vụ tài chính tại Việt Nam
Công ty hoạt động được 9 năm tại Indonesia này đang chứng kiến đà phục hồi mạnh mẽ, sau khi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu đi lại giảm mạnh.
Trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Traveloka Caesar Indra cho biết mảng kinh doanh của công ty tại thị trường Việt Nam đã hoạt động nhộn nhịp hơn so với trước khi đại dịch bùng phát, trong khi chi nhánh tại Thái Lan cũng sắp trở lại mức hoạt động bình thường.
Ông Indra nhấn mạnh giai đoạn tồi tệ nhất đã qua đi và Traveloka đang chuẩn bị tốt cho năm 2021 trong bối cảnh nhu cầu đi lại trong nước đang thúc đẩy sự phục hồi. Kế hoạch hiện tại của công ty là đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tài chính, cho phép khách hàng đi lại nhiều hơn trong khu vực.
Trong khi đó, mảng du lịch đã quay trở lại đà lợi nhuận vào cuối năm 2020.
Ứng dụng của Traveloka hiện có 40 triệu người dùng hằng tháng và công ty đang phát triển loại hình dịch vụ "mua trước, trả sau" tại hai thị trường Việt Nam và Thái Lan.
Chủ tịch Indra cho biết công ty đang liên doanh với một trong những ngân hàng lớn nhất Thái Lan để hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Bên cạnh đó, công ty cũng đang thảo luận với một số đối tác tiềm năng tại Việt Nam nhưng không tiết lộ cụ thể.
Dịch vụ trên của Traveloka đã vận hành được 2 năm tại Indonesia, sau khi công ty nhận thấy các khách hàng thường chờ tới hạn chót thanh toán mới đặt chuyến. Đến nay, dịch vụ đã thu hút hơn 6 triệu khoản vay tại nước này.
Năm ngoái, Traveloka đã hợp tác với một số doanh nghiệp Indonesia để khởi động dịch vụ thẻ tín dụng "Paylater", đồng thời cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và quản lý tài sản.
Chủ tịch Indra khẳng định triển vọng kinh doanh tại Indonesia là rất lớn, bởi đây là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á song chỉ có 6% trên tổng số 270 triệu người dân có thẻ tín dụng.
Về việc liệu Traveloka có mua một ngân hàng tại nước này, nhằm mở rộng dịch vụ tài chính như nhiều công ty khởi nghiệp khác hay không, ông Indra cho biết công ty đang cân nhắc tất cả các lựa chọn phù hợp.
Traveloka hiện đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư bao gồm công ty Expedia (Mỹ), công ty Jingdong (Trung Quốc), quỹ GIC (Singapore) và công ty East Venture (Indonesia).
Công ty đang phát triển các dịch vụ về phong cách sống cho người dân Indonesia, như cung cấp phiếu khuyến mại khi sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng và dịch vụ vận chuyển thực phẩm, cũng như bộ xét nghiệm nhanh COVID-19. Ông Indra cho biết Traveloka cũng là ứng dụng đánh giá nhà hàng lớn nhất Indonesia.
Bên cạnh đó, Traveloka cũng đang đàm phán với một số doanh nghiệp để có thể niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ.
Ông Indra cho biết Đông Nam Á đang ngày càng được đánh giá là khu vực phát triển. Thông qua việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, Traveloka có thể mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư Mỹ đóng góp vào xu thế tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á./.
- Từ khóa :
- Chủ tịch Traveloka
- Traveloka
- thái lan
- việt nam
Tin liên quan
-
DN cần biết
Lương giám đốc tập đoàn LG Group năm 2020 tăng gần 50%
08:16' - 24/02/2021
Giám đốc Koo Kwang-mo của tập đoàn LG Group lớn thứ tư Hàn Quốc đã nhận được hơn 8 tỷ won (7,2 triệu USD) tiền lương trong năm 2020, tăng 48,4% so với năm 2019.
-
DN cần biết
Đưa dịch vụ logistics Việt Nam chiếm 5-6% GDP vào năm 2025
07:08' - 24/02/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 221/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.