Triển vọng sáng cho kinh tế Indonesia trong năm 2022
Nền kinh tế Indonesia suy giảm 2,2% vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch COVID-19. Đây là đợt suy giảm đầu tiên kể từ năm 1998, song vẫn thấp hơn mức sụt giảm ở Malaysia (5,6%), Thái Lan (6,1%), Philippines (9,5%), Singapore (5,4%) và Ấn Độ (8%).
Đến năm 2021, nền kinh tế trên đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 9 tháng tính đến tháng 9/2021 của Indonesia tăng trưởng 3,2% và cả năm ước đạt 3,6-3,7%. Chi tiêu của chính phủ là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo ngân sách tính đến tháng 11/2021 cho thấy nguồn thu của chính phủ tăng trưởng mạnh 19,4% (121,4 tỷ USD). Cả thu từ thuế và thu ngoài thuế đều tăng trưởng mạnh, với tổng nguồn thu vượt 28% mục tiêu năm 2021 do giá hàng hóa cao hơn, đặc biệt là dầu mỏ, than đá và dầu cọ.Giá than ở mức trên 200 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với năm trước. Giá dầu thô Indonesia (ICP) tăng 55% lên 85 USD/thùng, cao hơn mức 45 USD được sử dụng như một giả định trong ngân sách năm 2021.
Mức chi ngân sách của năm 2021 gần tương đương với năm 2020, khi mức chi tiêu cao hơn cho cơ sở hạ tầng và mua sắm (chủ yếu cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe) được bù đắp với chi tiêu thấp hơn cho viện trợ xã hội và chuyển giao cho các vùng.Chính phủ tin rằng tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm mạnh do mức độ tiêm chủng cao hơn và hạn chế đi lại, một số chương trình trợ giúp xã hội và kích thích tài chính có thể bị loại bỏ dần.
Tuy nhiên, việc giải ngân của các cơ quan quản lý khu vực đối với nguồn vốn chuyển từ chính quyền trung ương vẫn ở mức thấp do năng lực thể chế chưa đầy đủ. Điều này sẽ cản trở sự phục hồi ở các khu vực vì các cơ quan hành chính khu vực phụ thuộc vào chính quyền trung ương với khoảng 75% ngân sách.
Với tốc độ tăng thu ngân sách mạnh mẽ và chi tiêu không đổi, thâm hụt ngân sách trong tháng 11 là 3,6% GDP. Nhiều khả năng thâm hụt sẽ thấp hơn mức dự báo 5,8% GDP vào cuối 2021.Đà phục hồi cũng được củng cố bởi cán cân thanh toán mạnh mẽ. Tài khoản vãng lai trong quý III/2021 đạt thặng dư 4,5 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử, nhờ thặng dư lớn trong cán cân hàng hóa là 15 tỷ USD, cao gấp đôi so với mức trung bình hàng quý trước đó.Dự trữ ngoại hối đạt tổng cộng 146 tỷ USD vào cuối tháng 11/2021, bao gồm 6,3 tỷ USD từ hạn ngạch Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) bổ sung từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cùng với tỷ giá hối đoái đồng rupiah ổn định, tỷ lệ tài sản tài chính do người không cư trú nắm giữ ngày càng giảm.Ngành ngân hàng vẫn mạnh sau khi thực hiện tái cơ cấu và bắt đầu cho vay trở lại sau khi tăng trưởng âm tính đến tháng Năm. Các khoản cho vay ngân hàng đã tăng 4,7% lên 5,71 triệu tỷ rupiah vào tháng 11.Tăng trưởng trên diện rộng với các khoản cho vay vốn lưu động, cho vay đầu tư và cho vay tiêu dùng đều tăng trưởng tích cực. Mức tăng đáng kể được ghi nhận ở các khoản thế chấp (9%) và lĩnh vực khai khoáng (16%), trong khi sản xuất giảm 0,8%. Tất cả các chỉ số tích cực này cho thấy kinh tế Indonesia ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc thị trường và biến động thị trường toàn cầu.
Nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022 sẽ bị che phủ bởi hậu quả của các "cơn bão" COVID-19. Sự lây lan nhanh chóng của các biến thể Delta và Omicron ở Mỹ và châu Âu đã làm phức tạp thêm diễn biến của đại dịch và gia tăng sự không chắc chắn cũng như tác động đến kinh tế thế giới.Về đối nội, kinh tế Indonesia đang đối mặt với sự bất ổn tạo ra bởi phán quyết của Tòa án Hiến pháp yêu cầu chính phủ sửa đổi luật Tạo việc làm, căng thẳng trong quan hệ lao động, áp lực về biến đổi khí hậu và gia tăng thiên tai.Những thách thức bên ngoài và bên trong sẽ thu hẹp không gian tài chính và tiền tệ. Các lựa chọn chính sách trở nên khó khăn hơn, với khả năng điều động hạn chế. Cải cách kinh tế cần được tiếp tục với sự hỗ trợ từ hai luật được thông qua gần đây, Luật Thuế cân đối (Harmonization Tax Law) và Luật Quan hệ tài khóa khu vực (Central-Regional Fiscal Relations Law).Cả hai luật trên đều có thể mở rộng không gian tài khóa bằng cách mở rộng cơ sở thuế, tăng thuế suất, tăng cường tài chính khu vực bằng cách trao cho chính quyền khu vực nhiều quyền hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giải quyết ngân sách thông qua chứng chỉ bắt buộc. Điều này sẽ giảm thiểu những trở ngại đối với việc giải ngân ngân sách ở các khu vực, vốn đã là một vấn đề kinh niên.Hơn nữa, các chính sách tài khóa và tiền tệ phải cân bằng giữa tăng cường khả năng chống chịu của kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng trong nước, giữa chính sách thắt chặt và chính sách nới lỏng. Và điều này cần được thực hiện với sự cân nhắc thích đáng để duy trì chi tiêu cho bảo trợ xã hội, bởi vì vẫn còn hàng triệu người Indonesia chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói và khó khăn do COVID-19 gây ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19 mũi tăng cường
15:02' - 12/01/2022
Ngày 12/1, Indonesia đã triển khai chương trình tiêm đại trà mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua.
-
DN cần biết
Indonesia nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than đá
07:00' - 12/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia thông báo sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than đá, dù mới ban hành các hạn chế vào đầu tháng này và dự kiến áp dụng trong một tháng.
-
Công nghệ
Indonesia sẽ triển khai công nghệ 5G trong khai thác mỏ từ tháng 5/2022
08:45' - 11/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia Erick Thohir cho biết nước này sẽ triển khai công nghệ 5G vào khai thác mỏ từ tháng 5/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29'
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14'
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20'
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Canada tạm dừng áp thuế trả đũa với Mỹ
08:11'
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada đã tạm dừng một số loại thuế trả đũa đối với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa tổng thống Mỹ và Nga được kỳ vọng sẽ thành công
08:10'
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, ông Steve Witkoff vừa bày tỏ hy vọng cuộc điện đàm sắp tới giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thành công, góp phần thúc đẩy đàm phán Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Mỹ, nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài khóa
18:59' - 18/05/2025
Việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm, sau các động thái tương tự của Fitch vào năm 2023 và Standard & Poor’s vào năm 2011, sẽ dẫn đến chi phí vay cao hơn cho cả khu vực công và tư nhân ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
18:27' - 18/05/2025
Các máy bay được khuyến cáo nên thận trọng với các đám mây tro bụi.
-
Kinh tế Thế giới
Bước đi táo bạo của Tổng thống Mỹ công du vùng Vịnh
17:59' - 18/05/2025
Trong chuyến công du vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố kế hoạch dỡ bỏ trừng phạt Syria để trao cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này “cơ hội đạt được sự vĩ đại” và “tỏa sáng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá
13:00' - 18/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.