Triển khai nhiều giải pháp nâng tầm các sản phẩm OCOP
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, những năm qua tỉnh Hưng Yên đã triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Hiện tại, tỉnh đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, hướng tới mục tiêu phát triển thêm nhiều các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên Lê Trung Cần khẳng định, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được các địa phương tỉnh triển khai một cách hiệu quả và thành công, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.Chương trình đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, qua đó góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo định hướng thị trường.
Theo ông Lê Trung Cần, sau 5 năm triển khai chương trình OCOP, nhiều địa phương, cơ sở đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là tập trung đầu tư, phát triển đa dạng sản phẩm, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm truyền thống, hình thành nhiều sản phẩm OCOP như sản phẩm nhãn lồng, hạt sen long nhãn, gà Đông Tảo, nghệ Chí Tân….
Đây là những đặc sản riêng có của mảnh đất Hưng Yên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 252 sản phẩm OCOP được công nhận; trong đó có 206 sản phẩm hạng 3 sao; 46 sản phẩm hạng 4 sao.
Trưởng phòng Kế hoạch -Tài chính-Thông tin nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên) Bùi Minh Việt chia sẻ, dù trên địa bàn tỉnh có hàng trăm sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP có chất lượng chỉ được biết đến ở địa phương, chưa được tiêu thụ rộng rãi ra ngoài tỉnh và thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh luôn xác định việc đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu để tạo ra môi trường thuận lợi kết nối người sản xuất và người phân phối.
Ông Bùi Minh Việt cho rằng, xu hướng kinh doanh online đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển kinh tế toàn cầu, trở thành công cụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, cá nhân và nhất là đối với nông dân.Do vậy, thông qua chương trình nhằm hỗ trợ các hợp tác xã, nhà vườn, chủ thể sản phẩm OCOP của tỉnh tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại, đặc biệt tiếp cận với cách thức kinh doanh nông sản online, quy trình lập gian hàng, xây dựng và vận hành kênh bán hàng. Qua đó nâng cao kỹ năng, phương pháp quản lý, vận hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, bắt kịp xu thế tiêu dùng mới.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối cũng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại nông nghiệp 4.0 và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.Theo đó, các nhà sáng tạo nội dung sẽ giới thiệu, chia sẻ cách thức bán hàng online, vận hành, livestream trên nền tảng Tiktok shop đến các chủ thể sản phẩm OCOP.
Đặc biệt, cuối tháng 8/2023, tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên đã tổ chức chương trình livestream quảng bá nhãn lồng và nông sản OCOP.Chỉ sau 4 tiếng, các nhà sáng tạo nội dung đã bán được trên 2.000 đơn hàng, chủ yếu là các sản phẩm OCOP nông sản, đặc sản của tỉnh Hưng Yên như nhãn lồng và các sản phẩm từ nhãn (mật ong, long nhãn, hạt sen long nhãn); nghệ Chí Tân; tinh bột nghệ với doanh thu trên 300 triệu đồng. Điều này không chỉ giúp sản phẩm OCOP Hưng Yên đến gần hơn với khách hàng mà còn là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng giá trị sản phẩm và doanh thu.
Nhiều năm nay, Hợp tác xã cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên trở thành “địa chỉ” quen thuộc của nhiều đoàn khách mỗi mùa nhãn chín. Ông Trần Văn Mý, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng cho biết, năm 2017, khi mới thành lập hợp tác xã tập trung vào phát triển cây nhãn trên diện tích 40 ha; trong đó, có 30 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.Chỉ sau 2 năm, sản phẩm nhãn quả tươi của Hợp tác xã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và đến năm 2020 chính sản phẩm nhãn tươi của hợp tác xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được xuất khẩu sang thị trường EU. Đặc biệt năm 2022, sản phẩm quả nhãn tươi của Hợp tác xã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Ông Mý và các thành viên trong Hợp tác xã luôn tâm niệm, chất lượng sản phẩm sẽ là nên thương hiệu. Để giúp khách hàng đến gần hơn với những sản phẩm chất lượng, hợp tác xã đã công khai số điện thoại trên mạng internet, đồng thời tăng cường quảng bá các thông tin, hình ảnh về mùa nhãn trên các nền tảng xã hội. Vì thế, cứ đến mỗi mùa nhãn chín, có rất đông du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm “tour du lịch 0 đồng" tại hợp tác xã. “Gần 10 năm nay, tour trải nghiệm 0 đồng của hợp tác xã đã trở thành thương hiệu và được rất nhiều đoàn khách đặt lịch để tới tham quan trải nghiệm. Đến với vườn, du khách sẽ được thưởng thức nhãn miễn phí.Nếu có nhu cầu đặt hàng chúng tôi sẽ cắt nhãn và cân ngay tại vườn. Mục đích chính của chúng tôi là quảng bá thương hiệu, để nhãn lồng Hưng Yên đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước ”, ông Mý chia sẻ.
Để nâng tầm các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên cũng đã ban hành nhiều chính sách, dự án hỗ trợ các chủ thể, trong đó phải kể đến dự án“Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử; giá trị gia tăng của sản phẩm tham gia chuỗi liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ, có nhận diện tăng 15-20% so với thị trường truyền thống.Để đạt mục tiêu đề ra, dự án này sẽ tập trung hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã số mã vạch truy suất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm; tạo Qrcode truy suất nguồn gốc sản phẩm trên bao bì sản phẩm, kết nối Website, Zalo, Facebook; hỗ trợ thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến...
Hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung xây dựng trang thông tin điện tử, bán hàng trực tuyến cho các đơn vị; quảng bá, truyền thông trực tuyến thông qua các trang quảng cáo xã hội; hỗ trợ quản lý nhãn hiệu sản phẩm; tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại, nhằm giúp các nhà sản xuất gặp gỡ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm...Đến nay, các địa phương cũng đã đề xuất 53 chủ thể đề nghị hỗ trợ, với 85 loại sản phẩm; trong đó, 23 sản phẩm nông sản, đặc sản, chủ lực; 59 sản phẩm OCOP và 3 sản phẩm làng nghề.
- Từ khóa :
- Chương trình mỗi xã một sản phẩn
- OCOP
- hưng yên
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên đốc thúc các địa phương tập trung cho dự án đường dây 500 kV mạch 3
18:58' - 13/12/2023
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên yêu cầu các huyện khẩn trương hoàn thành thông báo thu hồi đất, lập phương án bồi thường công khai đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhằm đáp ứng mục tiêu tiến độ đề ra.
-
Doanh nghiệp
Kho bạc Nhà nước Hưng Yên đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
19:27' - 09/12/2023
Kho bạc Nhà nước Hưng Yên chủ động rà soát, nắm vững tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 của từng dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt từ 7,5-8%
11:29' - 06/12/2023
Đây là thông tin được ông Trịnh Văn Diễn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên thông tin tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức ngày 6/12.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn dịp nghỉ lễ 30/4
13:39' - 23/04/2025
Từ 23/04 đến 06/05/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Siêu sale rực lửa” giảm giá đến 50%, đồng giá… với trên 5.000 sản phẩm dành cho khách hàng thành viên.
-
Thị trường
Nga hạ mạnh dự báo giá dầu Brent trong năm 2025
09:21' - 21/04/2025
Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã hạ dự báo giá trung bình của dầu Brent trong năm 2025 xuống còn 68 USD/thùng, giảm gần 17% so với mức 81,7 USD được đưa ra trong dự báo hồi tháng 9/2024.