Triển vọng nào cho ngành cao su năm 2022?
Năm 2021 là một năm đầy sóng gió với ngành cao su Việt Nam. Mặc dù dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến từ hoạt động sản xuất mủ cao su, đến chế biến gỗ cao su, nhưng ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực khắc phục và tiếp tục tiến đến mục tiêu phát triển bền vững đề ra trong năm 2022.
Đồng lòng về đích
Thành công của ngành cao su Việt Nam trong năm qua đến từ việc cao su Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng.
Đại diện Hiệp hội cao su Việt Nam chia sẻ, cao su luôn nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.Đặc biệt, nhiều sản phẩm chế biến từ ngành công nghiệp cao su như xăm lốp, găng tay, gioăng cao su… đã chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su.
Đơn cử, trong năm 2021, chỉ riêng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã cung ứng sản lượng mủ cao su khai thác là 402.900 tấn, đạt 106% kế hoạch, tăng hơn 30.000 tấn so với năm 2020, thu mua đạt trên 90.500 tấn, vượt 28% so với kế hoạch; tiêu thụ trên 490.000 tấn, vượt 7% so với kế hoạch. Tập đoàn có 15 công ty thành viên đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trên 200.925 ha (chiếm 69,7% tổng diện tích cao su của Tập đoàn tại Việt Nam); trong đó, 12 công ty được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC-FM) trên 70.030 ha cao su và được cấp chứng chỉ quốc tế PEFC-CoC cho 22 nhà máy chế biến mủ cao su. Đây chính là sự đồng lòng phát triển, đưa ngành cao su vượt qua khó khăn do diễn biến dịch COVID-19, nhiều nhà máy phải đóng cửa, ngừng hoạt động trong thời gian dài để ứng phó với dịch bệnh. Chính vì những biến động lớn do dịch bệnh COVID-19 này đã tác động mạnh đến nguồn nguyên liệu cao su, gỗ cao su phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định, trong tình huống khó khăn lại chứa nhiều cơ hội cho ngành cao su Việt Nam. Tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su trong năm 2021 và có thể cả ở năm 2022 sẽ khiến giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao, sẽ cho Việt Nam hưởng lợi kép cả về sản lượng xuất đi và giá trị kim ngạch thu về. Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021. Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu về cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới. Bởi việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế hơn đã góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng cao su trong năm 2022. Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ vẫn rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.Phát triển bền vững
Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam không chỉ riêng trong hoạt động sản xuất mủ, chăm sóc vườn cây cao su.
Đây là mục tiêu toàn ngành nhằm đưa các sản phẩm của ngành cao su Việt Nam đủ vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như tiêu chí rừng bền vững, tuân thủ các yêu cầu của nhà nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam.
Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chia sẻ, năm 2022 tiếp tục được dự báo là một năm có nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường giá cả của cao su tuy có dấu hiệu tăng trở lại nhưng chưa ổn định… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong quá trình thực hiện tất cả các nhiệm vụ. Tuy nhiên, ngành cao su nói chung, VRG cùng các thành viên của Tập đoàn nói riêng vẫn tiếp tục kế hoạch phát triển một ngành cao su bền vững, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới về sản phẩm, cũng như chăm lo cho đời sống của người lao động trong ngành cao su. Cụ thể, mục tiêu đặt ra của VRG trong năm 2022 là doanh thu hợp nhất dự kiến 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất dự kiến 6.300 tỷ đồng.Để có thể làm được điều này, VRG cùng các thành viên bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch, các phương án và giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022, đảm bảo mức tăng trưởng chung khoảng từ 5% trở lên so với năm 2021 về doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu khác.
Bên cạnh đó, ngành cao su Việt Nam tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất, duy trì năng suất vườn cây, thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số khu vực đủ điều kiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao... Các doanh nghiệp cao su thành viên của VRG cũng tích cực xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác kinh doanh, phối hợp tổ chức đánh giá thị trường và dự báo triển vọng thị trường, điều hành cơ chế giá linh hoạt, phù hợp để đảm bảo công tác tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất.Đồng thời, VRG nói riêng, ngành cao su Việt Nam nói chung thực hiện chứng chỉ quốc gia về quản lý rừng cao su bền vững theo kế hoạch hoạt động phát triển bền vững năm 2021, tăng cường thực hiện lộ trình tái kết nối với FSC (Hội đồng quản lý rừng bền vững), thực hiện các giải pháp phát triển bền vững để mang lại giá trị thương hiệu và giá trị kinh tế cao, ông Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh.
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai, trong năm 2022, cùng với VRG và các doanh nghiệp cao su khác, Tổng công ty cao su Đồng Nai tiếp tục kiên định thực hiện chiến lược phát triển đơn vị trên 3 trụ cột: kinh tế – xã hội – môi trường. Đồng thời, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tăng cường sử dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây. Xác định việc sử dụng cơ giới hóa là yếu tố then chốt, là “chìa khóa” quyết định năng suất, chất lượng vườn cây, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, Tổng công ty cao su Đồng Nai cũng phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng để tuyển dụng nhân sự khoa học kỹ thuật có trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đơn vị. Tổng công ty sẽ dịch chuyển sang phát triển về dịch vụ nông nghiệp cây cao su như cơ giới hóa, tự động hóa trên vườn cây, đặt trọng tâm phát triển công ty con trực thuộc, đảm nhận vấn đề cơ giới hóa, dịch vụ chuyên nghiệp cho cây cao su./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành hồ tiêu dần khôi phục, lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ USD
08:26' - 12/01/2022
Ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
10 nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
22:07' - 11/01/2022
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2022, Tp. Hồ Chí Minh dự kiến khai thác 20 công trình trọng điểm
19:10' - 11/01/2022
Ngành giao thông Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung khởi công một số công trình trọng điểm, đồng thời dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác 20 công trình trọng điểm trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất 4 nhóm giải pháp hỗ trợ ngành du lịch
12:55' - 11/01/2022
Bốn nhóm giải pháp hỗ trợ ngành du lịch phục hồi sau những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID: Kinh tế 5 thành phố lớn tăng trưởng không đồng đều
11:56' - 11/01/2022
Năm 2021, Hải Phòng là địa phương có tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) dẫn đầu cả nước, đạt 12,38% và là 1 trong 2 tỉnh, thành phố có tăng trưởng đạt hai con số.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...