Triển vọng phục hồi kinh tế không đồng đều trong ASEAN+3
Theo phân tích của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) ngày 10/9, trong gần 20 tháng qua dịch COVID-19 đã làm đảo lộn nền kinh tế thế giới, trong đó có khu vực ASEAN+3 bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng Trung Quốc (tính cả Hong Kong), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tính đến thời điểm AMRO công bố báo cáo, hơn 12 triệu ca mắc COVID-19 được ghi nhận với hơn 250.000 người tử vong trong khu vực này.Những làn sóng lây nhiễm mới và các biện pháp hạn chế đi kèm được áp đặt lên công việc và đời sống xã hội đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và người dân.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực ASEAN+3 đã giảm 0,2% năm 2020 sau khi tăng khoảng 5% hoặc hơn trong nhiều năm trước đó.Những làn sóng lây nhiễm mới do những biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn của virus SARS-CoV-2 tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế, mặc dù với mức độ thấp hơn so với trong giai đoạn đầu đóng cửa biên giới và phong tỏa toàn cầu vào mùa Xuân năm 2020.
Báo cáo nhấn mạnh sự phục hồi đang diễn ra không đồng đều trên khắp các lĩnh vực và doanh nghiệp, các bộ phận dân cư và cá nhân các nền kinh tế. Những sự không đồng đều này có thể sẽ gia tăng, nếu việc phân phối vaccine không công bằng cho phép một số quốc gia phục hồi nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác. Theo báo cáo của AMRO, lĩnh vực chế tạo đã phục hồi nhanh và sự đổi mới sáng tạo trong quá trình số hóa đang phát triển mạnh. Nhưng các dịch vụ cần tiếp xúc gần và ngành du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hạn chế do dịch COVID-19 gây ra.Mức độ khác biệt như vậy sẽ phụ thuộc vào một loạt yếu tố. Chúng bao gồm việc virus được kiềm chế như thế nào; liệu các doanh nghiệp trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề có thể tồn tại khi dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành hay không; liệu tuyển dụng việc làm cuối cùng có sẽ phục hồi và người lao động có thể được đào tạo và nâng cấp kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các nền kinh tế được chuyển đổi hay không, hay nhiều “vết sẹo” sẽ còn hằn sâu mãi mãi.
Tốc độ phục hồi khác nhau của tất cả các thành viên ASEAN+3 có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng kéo dài trong nội bộ khu vực. Mặc dù các nền kinh tế khu vực đang trên con đường dần phục hồi, song những nền kinh tế đạt được ít tiến bộ về tiêm phòng vaccine, ít sự hỗ trợ chính sách hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào đi lại và du lịch có thể sẽ bị tụt hậu.Do đó, những thiệt hại về sản lượng ở các nền kinh tế này sẽ mất thời gian phục hồi lâu hơn. Và chính những thiệt hại với quy mô khác nhau này có nguy cơ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, thông qua việc nới rộng những khác biệt nội khu vực về tiêu chuẩn sống và làm đảo ngược những thành quả trong giảm đói nghèo.
Những yếu tố tác động chính
Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng sâu rộng, mang tính toàn cầu và kéo dài hơn so với nhiều người đã dự đoán trước đó. Sản lượng kinh tế ở nhiều nền kinh tế thành viên ASEAN+3 đã giảm mạnh trong năm 2020. Dù đã bắt đầu phục hồi, sản lượng nhìn chung vẫn thấp hơn so với mức trước dịch bệnh.
Một số thiệt hại về sản lượng có thể còn kéo dài khi hậu quả kinh tế được cho là sẽ để lại một số “vết sẹo” vĩnh viễn, ngay cả với sự phục hồi tăng trưởng trong những quý gần đây.Quả thực, có sự khác biệt ngày càng lớn về khả năng phục hồi của các nền kinh tế bên trong khu vực, với Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi còn các nền kinh tế khác do các làn sóng lây nhiễm mới và các biện pháp kiềm chế sau đó đang phục hồi chậm hơn.
Một số nhân tố then chốt có thể sẽ quyết định hình thức và con đường phục hồi của mỗi nền kinh tế từ dịch bệnh. Trước hết, yếu tố quan trọng nhất là một nền kinh tế có đang phải hứng chịu hay trải qua những đợt bùng phát dịch bệnh lớn hay không, và liệu các nhà hoạch định chính sách và hệ thống y tế có thể xử lý được một cách thỏa đáng các đợt bùng phát này hay không. Nếu không có khả năng kiềm chế hiệu quả các đợt lây nhiễm, số ca mắc COVID-19 tăng cao sẽ làm cho bất kỳ sự phục hồi bền vững nào - trong đó có việc nối lại nhiều dịch vụ - khó mà đạt được.Lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, những động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi nỗi lo về rủi ro, dù các nhà hoạch định chính sách nhìn chung đã có kinh nghiệm hơn trong việc đưa ra các biện pháp hạn chế.
Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 diện rộng sẽ có ý nghĩa sống còn trong việc giảm đáng kể ca bệnh nặng và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển sang trạng thái “bình thường mới”.Với một số loại vaccine có hiệu quả hiện đang được triển khai ở nhiều nước, khả năng tiếp cận và tốc độ tiêm phòng các loại vaccine này sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Việc tiêm chủng cho người dân càng đạt được tiến bộ lớn, nguy cơ bệnh nặng và tử vong càng thấp thậm chí cả với các biến thể mới, sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh hơn. Từ đó, các hoạt động kinh tế sẽ có điều kiện phục hồi một cách bền vững.
Ngoài ra, thành phần và tầm quan trọng tương đối của các lĩnh vực cụ thể của mỗi nền kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy bất kỳ sự phục hồi nào. Một số lĩnh vực đã được lợi từ nhu cầu xuất phát từ dịch bệnh hoặc có thể thực hiện những cách thức kinh doanh mới.Một số lĩnh vực khác bị tàn phá bởi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát của họ, đặc biệt là đối với hoạt động đi lại và những công việc đòi hỏi tương tác trực tiếp - vốn chiếm phần lớn công ăn việc làm ở nhiều nền kinh tế của khu vực.
Do đó, những động lực thúc đẩy tăng trưởng khác nhau ở mỗi nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của họ và phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh ở trong và ngoài nước, cũng như sự phụ thuộc của họ vào nhu cầu trong và ngoài nước – thông qua việc tiếp cận và phụ thuộc vào thương mại quốc tế, du lịch và kiều hối.
Các biện pháp chính sách nhằm bảo vệ sinh mạng và sinh kế của người dân có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự tồn tại và phục hồi. Hỗ trợ chính sách, nếu được triển khai một cách phù hợp, sẽ giúp giảm bớt những “vết sẹo” vĩnh viễn cho nền kinh tế.Những hỗ trợ này có thể giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về sản lượng, khắc phục việc đóng cửa doanh nghiệp, hỗ trợ bảng quyết toán yếu kém, giảm bớt tình trạng mất việc làm và đảm bảo rằng người lao động có thể được đào tạo lại kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Kết quả, không gian chính sách còn lại có thể được sử dụng để tăng cường hơn nữa nền kinh tế, hoặc trong trường hợp những làn sóng lây nhiễm mới cần thêm sự hỗ trợ.
Báo cáo cũng lưu ý Khả năng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình chuyển đổi số nhanh chóng đang hỗ trợ tăng trưởng trong một số nền kinh tế, khi những nền kinh tế này bước vào trạng thái “bình thường mới”. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và năng lực kỹ thuật đã cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp thích nghi và được lợi từ một nền kinh tế ngày càng số hóa. Trong tương lai, khả năng một nền kinh tế biến những thay đổi về hành vi này thành lợi ích kinh tế rộng rãi hơn sẽ phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế đó trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường nguồn nhân lực thông qua đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động, dẫn đến gia tăng tuyển dụng và phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ./.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Dịch COVID-19: Làn sóng cắt giảm sản xuất ở Trung tâm phụ tùng ô tô ASEAN
09:02' - 24/08/2021
Đại dịch COVID-19 bùng phát khắp Đông Nam Á đã gây ra làn sóng cắt giảm sản xuất tại các nhà cung cấp phụ tùng, khiến các nhà máy sản xuất ô tô phải ngừng hoặc cắt giảm hoạt động sản xuất xe.
-
Công nghệ
Indonesia đặt mục tiêu chiếm 40% thị phần kinh tế kỹ thuật số ở ASEAN
16:08' - 23/08/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đặt mục tiêu chiếm 40% thị phần nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ASEAN bắt đầu "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch
20:00' - 16/08/2021
Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác.
-
Kinh tế Thế giới
Biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế của ASEAN
06:30' - 16/08/2021
Biến thể Delta hiện đang hoành hành ở khu vực Đông Nam Á đã làm đảo ngược những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của ASEAN và gây ra lo ngại về thiệt hại lâu dài trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).