Triển vọng USD mạnh lên và những quan ngại cho các nền kinh tế mới nổi
Kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ, kéo theo đó là sự trỗi dậy trở lại của đồng USD. Điều này đặt ra những quan ngại về "sức khỏe" của các nền kinh tế mới nổi, vốn đang phải "vật lộn" với những diễn biến tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Vị thế của đồng bạc xanh từng bị đe dọa đáng kể sau khi Washington công bố các biện pháp nới lỏng để vực dậy nền kinh tế đang khủng hoảng vì đại dịch, khiến tỷ lệ nợ tăng mạnh. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ đầu năm nay.Đồng USD trước xu hướng tăng giá
Trong quý II/2021, kinh tế Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6,5%. Tốc độ này diễn ra nhờ hai lực đẩy là tiêu dùng cá nhân và chi tiêu vốn tư nhân đã tăng mạnh trở lại, về mức trước đại dịch. Mặc dù nguy cơ về một làn sóng COVID-19 khác vẫn tồn tại, song các chỉ số kinh tế đến nay nói chung là khá ổn định. Trong khi đó, Chỉ số tỷ giá hối đoái cân bằng Nikkei (Nikkei EER) của Nikkei Asian Review và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, được tính toán dựa trên các yếu tố kinh tế cơ bản của một quốc gia như nợ chính phủ và số dư tài khoản vãng lai, đang cho thấy xu hướng tăng giá của đồng USD. Theo thước đo của Nikkei EER, giá trị trên lý thuyết của đồng USD được ghi nhận ở mức 113 yen đổi lấy 1 USD trong giai đoạn quý IV/2019, tức là thời điểm trước khi đại dịch bùng phát. Chỉ số này giảm xuống còn 99 yen/USD trong cùng thời điểm của năm 2020, sau khi Washington quyết định củng cố nền kinh tế với các gói chi tiêu tài chính lớn. Hiện nay, tỷ giá quy đổi (theo Nikkei EER) đang là 109 yen Nhật đổi 1 USD, tăng từ mức 103 yen đổi 1 USD được ghi nhận hồi đầu năm nay. Chỉ số này cũng đang tăng mạnh so với đồng euro và đồng nội tệ của Indonesia, Malaysia cùng các nền kinh tế mới nổi khác.Các chuyên gia cho rằng động thái sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của đồng USD. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) dự kiến lãi suất sẽ bắt đầu tăng vào năm 2023, thay vì sau năm 2024 như dự báo trước đó. Đồng quan điểm này, chuyên gia Mari Iwashita của ngân hàng đầu tư Daiwa Securities nhận định: "Môi trường lãi suất dài hạn của Mỹ đang chịu áp lực gia tăng mạnh mẽ". Chuyên gia này cũng dự đoán rằng đồng USD sẽ chịu áp lực đi lên tương tự. Điều này làm nổi lên một vấn đề đáng lo ngại, đó là nguy cơ đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi sẽ chuyển động ngược chiều với sự trỗi dậy của đồng USD. Sau cuộc họp của FOMC vào tháng 6/2021 với những thông báo "đánh tiếng" về việc tăng lãi suất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ của Brazil và Nam Phi đã nhanh chóng lao dốc so với đồng bạc xanh.Chuyên gia Minoru Uchida thuộc ngân hàng MUFG của Nhật Bản cho biết: "Nhiều nhà đầu tư đang dần chuyển hướng khỏi các đồng tiền tệ mới nổi do lo ngại về ảnh hưởng từ việc Mỹ tăng lãi suất". Việc môi trường lãi suất của Mỹ được đẩy lên một mức cao sẽ thu hút nguồn vốn đổ về đây và kéo dòng tiền ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Triển vọng ngược chiều ở các nền kinh tế mới nổiNhững biến động tích cực về tỷ giá hối đoái của đồng USD phần nhiều đến từ việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ gia tăng nhanh chóng, vượt xa tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở Nhật Bản và các nước khác. Trong quý I/2021, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ là 6,3% trong khi chỉ số này tại Nhật Bản lại giảm 3,9%.Trong khi các chính phủ trên thế giới vẫn duy trì chế độ chi tiêu cao, thì ở Mỹ, việc này đang diễn ra ở mức độ nhẹ nhàng hơn.Ngoài ra, giá trị của đồng USD cũng bứt phá nhờ những dấu hiệu tích cực trong các giao dịch thương mại quốc tế, trong đó giá dầu thô đang duy trì đà tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi. Bản thân nước Mỹ cũng đã cải thiện cơ cấu kinh tế của mình để duy trì khả năng chống chọi trong môi trường giá năng lượng ở mức cao, một phần bằng cách tăng cường sản xuất dầu đá phiến để giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 2020, nước này xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhiều hơn nhập khẩu.Để quyết định xu hướng tiếp theo của đồng USD, xu hướng kinh tế được cho là chìa khóa. Có một thực tế là đồng USD có thể sụt giảm nếu sự phục hồi kinh tế của Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, các loại tiền tệ khác có thể bị rơi vào tình trạng "khó khăn" hơn.Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Brazil năm 2021 sẽ tăng trưởng 4,5% và Nga là 3,2%, đều thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến là 5,6%. Mặc dù vậy, tình hình có thể sẽ được cải thiện khi ngân hàng trung ương của các nước này đã vừa đưa ra quyết định tăng lãi suất trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn chặn dòng tiền ồ ạt chảy ra ngoài và lạm phát gia tăng.Một mối quan tâm khác là các biến thể của virus SARS-CoV-2. Kể từ đầu tháng Bảy, số ca mắc mới hàng ngày liên tục lập mức cao mới ở Thái Lan, dẫn đến lệnh giới nghiêm vào ban đêm ở một số khu vực.Trong khi đó, Indonesia đang chịu "áp lực kép" từ sự tăng giá của đồng USD và từ làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi có các khoản nợ bằng đồng USD sẽ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ lớn hơn nếu họ không kiềm chế được sự lây nhiễm đủ nhanh và nếu đồng bạc xanh tiếp tục tăng giá./.- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- các nền kinh tế mới nổi
- đồng usd
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Brazil tăng lãi suất cơ bản lên 5,25% để kiềm chế lạm phát
08:14' - 05/08/2021
Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 5,25% trong một nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát mà không gây ra sự tăng giá của đồng nội tệ và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
-
Ngân hàng
Fed có thể cắt giảm cùng lúc các chương trình mua tài sản
10:19' - 29/07/2021
Fed có thể sẽ cắt giảm các chương trình mua chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và trái phiếu chính phủ hàng tháng cùng một lúc khi đến thời điểm có thể giảm hỗ trợ cho nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga tăng lãi suất mức lớn nhất kể từ khủng hoảng tiền tệ năm 2014
07:43' - 24/07/2021
Ngân hàng trung ương Nga cho biết tỷ lệ lạm phát đang tăng cao hơn mức dự báo của ngân hàng này đồng thời nhấn mạnh quyết định tăng lãi suất cơ bản nhằm đưa lạm phát trở lại 4%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.