Triều Tiên thể hiện thiện chí và muốn Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt
Theo nhật báo Rodong Sinmun, Bình Nhưỡng đã có thiện chí rõ ràng như chấm dứt các hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và trao trả hài cốt các binh lính Mỹ tử trận trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-53).
Rodong Sinmun cho rằng trong khi Bình Nhưỡng đã có những bước đi đầy thiện chí như tạm ngừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, dỡ bỏ bãi thử hạt nhân và trao trả hài cốt binh lính Mỹ thì phía Washington lại đang hành động trái ngược với kế hoạch nhằm cải thiện quan hệ song phương.
Tờ báo này cho rằng những biện pháp thiết thực của Bình Nhưỡng đã cho thấy các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) không còn lý do để tồn tại.
Tuy nhiên, có nhiều thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy bộ này sẽ không nới lỏng các biện pháp trừng phạt cho tới khi hoàn tất quá trình phi hạt nhân hóa hay siết chặt các biện pháp trừng phạt là cách để tăng lợi thế đàm phán.
Tờ báo này nhận định những biện pháp trừng phạt sẽ không thể giúp thúc đẩy quan hệ song phương.
Nhiều trang mạng của Triều Tiên cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và xây dựng lòng tin. Trang Uriminzokkiri gọi các biện pháp gia tăng sức ép và trừng phạt là "lỗi thời" và kêu gọi hai bên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn và đẩy mạnh các nỗ lực nhằm chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Trang Maeri cũng nhấn mạnh Mỹ cần có hành động xây dựng lòng tin sau các động thái thiện chí của Triều Tiên.
Những tuyên bố này đưa ra chỉ vài ngày say khi có báo cáo mật của LHQ cho thấy Triều Tiên vẫn chưa dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa, vi phạm nghị quyết của LHQ.
Cả Triều Tiên và Mỹ đều kêu gọi hợp tác nhằm chấm dứt chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng trong hội nghị thượng đỉnh song phương hồi tháng 6 vừa qua tại Singapore.
Tuy nhiên, hai bên vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận để đạt được mục tiêu này. Trong một hội nghị an ninh diễn ra hôm 4/8, hai bên đã tranh luận về thỏa thuận tại Singapore. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi duy trì các biện pháp trừng phạt Triều Tiên trong khi người đồng cấp Hàn Quốc Ri Yong Ho chỉ trích Washington rút khỏi cam kết chấm dứt chiến tranh.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng việc Triều Tiên vẫn tiếp tục các chương trình vũ khí là trái với cam kết của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ lạc quan rằng hai bên sẽ đạt tiến triển.
Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-53 mới chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì một hiệp ước hòa bình. Bộ Ngoại giao Mỹ từng khẳng định quốc gia này cam kết xây dựng một cơ chế hòa bình nhưng chỉ sau khi Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 6/8, phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom nêu rõ Chính phủ Hàn Quốc mong muốn Triều Tiên đẩy nhanh quá trình phi hạt nhân hóa và Mỹ hãy chứng tỏ sự chân thành bằng cách có những biện pháp tương ứng mà Bình Nhưỡng đòi hỏi./.
>>>Nhà Trắng chưa có kế hoạch cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều thứ hai
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ "không mơ mộng hão huyền" về thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên
11:17' - 06/08/2018
Ngày 5/8, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định "không ai trong chính quyền Tổng thống Donald Trump mơ mộng hão huyền về triển vọng Triều Tiên thực sự phi hạt nhân hóa".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hồi âm thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên
18:22' - 04/08/2018
Ngày 4/8, giới chức Mỹ cho biết đã chuyển thư hồi âm của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bác bỏ thông tin vi phạm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên
20:11' - 03/08/2018
Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora khẳng định Moskva không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Bình Nhưỡng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.