Trôi về đâu con tàu kinh tế thế giới?
Nhắc đến năm 2016 chắc chắn chúng ta không thể nào quên những biến cố như vụ hồ sơ Panama phanh phui hoạt động rửa tiền và trốn thuế liên quan đến nhiều quan chức từ khắp nơi trên thế giới; vụ việc người dân Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 được ví như “con địa chấn” đối với nước Anh và sự liên kết trên lục địa già; hay việc các nước sản xuất dầu trong và ngoài Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cuối cùng đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm chung tay đẩy giá dầu lên.
Tuy nhiên, sự kiện gây chấn động và có tầm ảnh hưởng rộng nhất về kinh tế cũng như chính trị đối với thế giới năm 2016 là chiến thắng bất ngờ của tỷ phú Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Vậy là ngày 20 tháng 1 tới đây, lịch sử nước Mỹ chính thức gọi tên vị Tổng thống mới, người sẽ thay thế ông Barack Obama lãnh đạo nền kinh tế quyền lực nhất thế giới.
Để tổng kết tình hình năm 2017 và đưa ra dự báo kinh tế và đầu tư năm 2017, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn PGS.TS Đặng Hoàng Linh, chuyên gia kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao.
Phóng viên (PV): Nhìn lại năm 2016, ông đánh giá thế nào về kinh tế thế giới năm qua ?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Năm 2016 kinh tế thế giới phát triển ở mức bình thường và ở các nơi từng có khủng hoảng thì dần dần có dấu hiệu hồi phục. Theo tính toán của OECD thì năm vừa rồi kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức khoảng 3% và những địa bàn có khủng hoảng như Liên minh châu Âu đã đạt được mức tăng trưởng 1,7%.Đầu tàu của cả kinh tế thế giới vẫn là Mỹ và Trung Quốc. Tuy Trung Quốc có những biểu hiện sụt giảm tăng trưởng song mức tăng trưởng của họ vẫn ở mức cao so với trung bình của cả thế giới. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới – đã có bước phát triển ấn tượng trong hai năm vừa rồi và cả quý IV/2016.
Đánh giá chung về năm 2016 thì ta thấy xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa gặp phải bước cản. Những hiệp định thương mại tự do mang lại nhiều kỳ vọng về ưu đãi thuế quan và chuẩn mực mới. Tuy nhiên, người dân dường như đã nhìn ra rằng bên cạnh những lợi ích thì các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng mang đến những phiền toái và không phải ai cũng được hưởng lợi. Những hiệp định thương mại này gây nên sự chia rẽ và mất cân bằng ngay cả ở những xã hội phát triển nhất như ở Mỹ và châu Âu. Do đó, làn sóng bảo hộ mậu dịch hiện tại đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt ở những nước G20 trong năm qua, số vụ bảo hộ thương mại gia tăng kỷ lục.
Bên cạnh đó, kim cạnh thương mại toàn cầu năm 2016 dự kiến giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua là dưới 7.000 tỷ USD. Các nền kinh tế châu Á cũng vấp phải hệ lụy này nên kinh tế toàn cầu dù có chuyển biến nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn.
PV: Theo ông, đâu là những dấu ấn đặc biệt cần nhớ đến của kinh tế thế giới năm 2016?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Dấu ấn đặc biệt trong năm qua là giá dầu phục hồi. Dù còn nhiều biến động song đến cuối năm 2016, giá dầu đã tăng lên trên mức 50 USD/thùng.
Ngoài ra, những bất ổn về tài chính-tiền tệ của kinh tế thế giới cũng chịu tác động từ những bất an về chính trị, an ninh. Bên cạnh đó, những điểm nhấn khác là việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ hay việc người dân Anh bỏ phiếu đồng ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Đây là những điều mà trước khi có những cuộc bỏ phiếu không ai có thể nghĩ ra kết quả có thể như vậy.
Đối với trưởng hợp Brexit ở Anh, nó cho thấy sự chấm dứt xu hướng họi nhập khu vực và bắt đầu giai đoạn nghi ngại, lo âu và không tin tưởng vào hội nhập và liên kết khu vực.PV: Từ ngày 1/10/2016, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Ông nhận định thế nào về quyết định này cũng như sự sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Trong trưởng hợp ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ thì đó là kết quả phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ. Số người ủng hộ ông Trump cũng như chống lại hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại dường như đủ lớn và những hậu quả nhãn tiền như chúng ta nhìn thấy đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đứng trước nguy cơ bị đổ bể. Đây là lần đầu tiên giỏ SDR được mở rộng và qua đó đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc được phép sử dụng trong giao dịch toàn cầu cùng với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới như USD, euro, yên Nhật và bảng Anh.Việc đồng nhân dân tệ tham gia vào giỏ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là kết quả của những nỗ lực bền bỉ hàng thập niên qua trong công cuộc cải cách và đổi mới ở Trung Quốc. Nó cũng khẳng định được vai trò của nền kinh tế và hệ thống tài chính-ngân hàng Trung Quốc và được quốc tế công nhận.
Sau sự kiện này, đồng nhân dân tệ có thể được trực tiếp đưa vào dự trữ ngoại hối của các nước cũng như được dùng để hỗ trợ thanh khoản và bù vào cán cân thanh toán quốc tế của các nước. Điều này cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của kinh tế Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới và là bước quan trọng trong hội nhập của kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài chính - ngân hàng thế giới.
PV: Có những khoảng sáng nào hé lộ mà kinh tế toàn cầu có thể trông đợi trong Năm Mới 2017 này?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Kinh tế 2017 có hai tia sáng le lói, đó là Mỹ sẽ đưa ra những chính sách thúc đẩy kinh tế thông qua việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng sau khi ông Donald Trump chính thức lên nắm quyền. Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt sẽ tạo ra đầu kéo mạnh cho kinh tế toàn cầu.
Thứ hai là sự hồi phục, vượt qua khủng hoảng của nền kinh tế châu Âu và theo dự báo năm nay thì liên minh châu Âu năm nay có thể đạt tăng trưởng 1,5-1,7%. IMF mới đây dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 3,6%, cao hơn mức tương ứng năm 2016 là 3%.
PV: Trước thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông dự báo thế nào về những chính sách kinh tế sẽ được chính quyền mới ở Mỹ thực thi ngay trong 100 ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống mới?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Trong những chính sách mà ông Donald Trump đã hứa khi tranh cử, thì có những chính sách mà ông sẽ thực hiện ngay trong 100 ngày làm việc đầu tiên, đó là rút khỏi TPP và đàm phán lại Hiệp định Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và xem lại Hiệp định đối tác thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), các đạo luật về môi trường và bảo hiểm y tế được thực hiện dưới thời Tổng thống Obama hoặc kiểm soát visa lao động chặt chẽ hơn. Còn những việc khác ông Trump có thể thực hiện sau đó là xây dựng hàng rào với Mexico hay cấm người Do Thái nhập cư. Những việc này cần sự đồng ý của Nghị viện.
PV: Tương lai nào cho các hiệp định thương mại đa phương sau những trì hoãn gần đây? Trong xu thế bấp bênh của hợp tác đa phương này, liệu các hiệp định song phương có thể là cứu cánh hay không?
PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Quan điểm cực đoan của ông Trump về tự do hóa thương mại đang gây khó khăn cho các hiệp định thương mại thế hệ mới và qua đó các mối nghi ngại xuất hiện về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với sự không chắc chắn về mặt chính sách của Mỹ và điều này có thể làm cho Mỹ rơi vào tình trạng cô lập với phần còn lại của thế giới. Ông Trump đã nhiều lần đe dọa sửa đổi NAFTA hoặc nếu cần thì rút bỏ. Ông nhiều lần cho rằng cần phải thay đổi vì NAFTA không mang lợi gì cho Mỹ hay TPP cũng vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu Mỹ rút khỏi NAFTA thì nước chịu tác động tiêu cực không chỉ có Mexico, Canada mà cả Mỹ cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Các chuyên gia không nhận thấy Mỹ có lợi gì khi rút khỏi NAFTA và cho rằng tuyên bố của ông Trump chỉ mang tính bầu cử. Hai hiệp định khác mà chính quyền ông Obama rất chăm chút là TPP và TTIP đang trên bờ vực sụp đổ. Ông Trump không giấu diếm sự phản đối và mất thiện chí của mình với hai hiệp định này. PV: Dòng tiền trên thế giới dự kiến sẽ đổ nhiều vào đâu trong năm nay và nhà đầu tư phải thận trọng trước những rủi ro gì khi quyết định đầu tư của mình?PGS.TS Đặng Hoàng Linh: Chắc chắn là dòng tiền sẽ được đổ vào nơi nó sinh ra lợi nhuận cao nhất, tức là tiền sẽ chảy vào những chỗ, những nơi mà tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư là cao nhất.
Về danh mục đầu tư, nếu muốn đảm bảo ít rủi ro và có lợi nhuận thì chúng ta có thể gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không đúng ở châu Âu vì ở châu Âu lãi suất ngân hàng là 0%, thậm chí trước đây còn âm, nghĩa là nếu gửi tiền ở châu Âu thì chúng ta vừa mất công đi đến ngân hàng, vừa phải trả tiền để họ giữ tiền cho mình. Chúng ta cũng có thể đầu tư vào vàng và dầu, hai hạng mục này đang có rủi ro. Vậy nếu muốn đầu tư có lợi thì ta nên chia nhỏ hạng mục đầu tư khác nhau.
Còn theo khu vực đầu tư, khu vực địa lý thì hiện tại nên tránh đầu tư vào các khu vực có những yếu tố như bất an về chính trị và an ninh cũng như khu vực có môi trường kinh tế rủi ro, không đảm bảo. Vì vậy nếu có tiền đầu tư thì chúng ta nên đầu tư vào các khu vực ổn định về mặt chính trị-an ninh và có thị trường phát triển. Theo tôi đó là các khu vực Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, châu Đại Dương như Australia và New Zealand./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ quan ngại về triển vọng kinh tế thế giới 2017-2018
08:10' - 18/01/2017
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tốc độ tăng trưởng của thế giới dự kiến chỉ đạt 2,7% trong năm 2017 và 2,9% trong năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017
18:52' - 17/01/2017
Chiều 17/1, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2017 đã khai mạc tại thành phố Davos của Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 từ 17- 21/1
10:18' - 15/01/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ từ ngày 17- 21/1/2017.
-
Kinh tế Thế giới
WHO: Thuốc lá khiến kinh tế thế giới thiệt hại 1.000 tỷ USD mỗi năm
06:37' - 11/01/2017
Hút thuốc lá khiến các nền kinh tế thế giới thiệt hại 1.000 tỷ USD mỗi năm do phải chi tiêu cho lĩnh vực y tế và năng suất lao động giảm sút.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.