Trực tuyến: Giải pháp công nghệ trong mùa dịch COVID-19
Vậy các chương trình trực tuyến nên làm gì để mang lại hiệu quả là vấn đề mà nhiều đơn vị quan tâm. Do ảnh hưởng của COVID-19, các sự kiện offline bị hủy bỏ, doanh thu sụt giảm…
Tuy nhiên từ giãn cách, cách ly xã hội, xu hướng tổ chức sự kiện trực tuyến mới đã ra đời, tạo đòn bẩy cho thị trường truyền thông trên công nghệ số sôi động hơn bao giờ hết.
Nếu như trước đây livestream trực tuyến đã được các nền tảng youtube, facebook ứng dụng thì nay các nền tảng công nghệ số được ứng dụng tối đa. Trên thế giới, những bộ phim đứng đầu phòng vé đều phát hành song song bằng rạp chiếu và trực tuyến; các đại hội âm nhạc cũng tổ chức trực tuyến.
Tại Việt Nam, sau khi các chỉ thị phòng dịch có hiệu lực, nhiều giải thưởng lớn Ban tổ chức đã phải gửi Cup lưu niệm qua đường bưu điện, nhưng cũng có nhiều sự kiện online thu hút hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu khán giả tham gia.
Nhiều đơn vị truyền thông đã rất nhanh chóng bắt kịp xu hướng và giúp ngành sự kiện Việt Nam sôi động trở lại, thậm chí, các sự kiện trực tuyến còn góp phần quan trọng giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận đến khách hàng nhanh và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Ngoài lĩnh vực y khoa được quan tâm nhất, đến hoạt động đào tạo, thậm chí cả sân khấu kịch cũng đến với khán giả ngay tại nhà.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thái Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Vietnamlife group, để chuyển tải thì yếu tố kỹ thuật như hệ thống mạng, hệ thống máy, âm thanh, ánh sáng, backgroud phải được trau chuốt.
Bởi sự kiện trực tuyến yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định tới hiệu quả của chương trình. Chỉ cần lỗi tín hiệu đường truyền sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu ứng âm thanh hay màn hình bị giật lag khi xem livestream…
Điều này cũng đặt ra các vấn đề cho các nhà tổ chức sự kiện theo dạng trực tuyến: yếu tố con người điều hành kỹ thuật là quan trọng nhất, sau đó là đầu tư ngân sách cho kỹ thuật, công nghệ quay chụp, livestream để mang lại trải nghiệm nghe nhìn tốt nhất cho người xem; Đồng thời các ekip sản xuất cũng cần biết cách làm mới kịch bản, tìm cách để thúc đẩy sự tương tác và thu hút sự tập trung với khán giả online.
Riêng lĩnh vực truyền thông, ngoài đầu tư công nghệ Vietnamlife chúng tôi còn quy tụ được đội ngũ ekip sản xuất, đạo diễn, diễn viên, quay phim và IT dày dặn kinh nghiệm, đáp ứng xu hướng công nghệ số, tổ chức sự kiện trực tuyến chuyên nghiệp, hiện đại. Đạo diễn của chương trình online cũng cần mang một tư duy mới mẻ, đột phá để hạn chế những nhược điểm của online so với offline.
Đồng thời, kỹ năng quản trị rủi ro trong Event cũng là yếu tố quan trọng để nền tảng trực tuyến mang lại hiệu quả cao nhất cho các sự kiện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử: Quyết tâm tổ chức bầu cử đúng thời gian và thành công
16:35' - 18/05/2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Công nghệ
Dịch COVID-19: Hàn Quốc ra mắt nhiều dịch vụ hội nghị trực tuyến và giáo dục ảo
06:30' - 01/02/2021
Các công ty viễn thông Hàn Quốc đang tăng gấp đôi nỗ lực để cung cấp các dịch vụ hội nghị trực tuyến và giáo dục ảo trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục gây hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
New Zealand muốn học tập kinh nghiệm tổ chức hội nghị trực tuyến của Việt Nam
21:46' - 10/12/2020
Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ New Zealand Wendy Matthews đến chào từ biệt, kết thúc tốt đẹp nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Triển khai bệnh án điện tử: Chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số
13:30'
Đến nay, Hà Nội có 17/42 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.
-
Công nghệ
Phát huy sức trẻ, hỗ trợ người dân chuyển đổi số
07:30'
Các tình nguyện viên đến từng khu dân cư, hộ gia đình để hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng nền tảng số, hướng dẫn tra cứu, nộp hồ sơ trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính công thuận tiện.
-
Công nghệ
Số hóa quản lý tài nguyên nước và vận hành hồ chứa
17:40' - 08/07/2025
Với việc ứng dụng công nghệ số vào quản trị tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước đã triển khai xây dựng Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
-
Công nghệ
Huawei phủ nhận sao chép mô hình AI của Alibaba
14:40' - 08/07/2025
Bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của Huawei đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng một phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn Pangu Pro của họ đã sao chép các yếu tố từ một mô hình của Alibaba.
-
Công nghệ
Nvidia dự định xây dựng khu công nghệ hàng tỷ USD tại miền Bắc Israel
09:22' - 08/07/2025
Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ Nvidia đang tích cực tìm kiếm một khu đất lớn tại miền Bắc Israel (Ix-ra-en) để xây dựng khuôn viên công nghệ quy mô hàng tỷ USD.
-
Công nghệ
AI không phải là mối đe dọa đối với ngành du lịch
18:46' - 07/07/2025
Theo các chuyên gia trong ngành tại Bỉ, trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là mối đe dọa đối với việc làm của nhân viên du lịch, mà ngược lại, là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu.
-
Công nghệ
Phát huy vai trò của sinh viên trong chuyển đổi số và phát triển đất nước
07:30' - 07/07/2025
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 4, khóa XI đã diễn ra từ 3-4/7 tại Hà Nội.
-
Công nghệ
Microsoft ra mắt vùng dịch vụ điện toán đám mây mới tại Áo
15:30' - 06/07/2025
Ngày 4/7, Microsoft đã triển khai vùng dịch vụ điện toán đám mây mới tại Áo, đặt ở ngoại ô thủ đô Vienna.
-
Công nghệ
Công cụ tìm kiếm - cơ hội sinh lời cho các công ty khởi nghiệp
09:15' - 06/07/2025
Google đã phải chịu áp lực cạnh tranh từ ChatGPT của OpenAI và các công ty AI mới nổi khác đe dọa đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp này.