Trung Quốc: 8 tình nguyện viên sống thử nghiệm trong môi trường Mặt Trăng
Không dừng lại ở kế hoạch đưa các nhà du hành vũ trụ lên khám phá Mặt Trăng mà các nhà khoa học Trung Quốc còn có "tham vọng" và đã chuẩn bị cho kế hoạch để các nhà du hành ở lại lâu dài tại đây.
Một nhóm nghiên cứu đã bắt tay thực hiện kế hoạch nhằm hiện thực hóa "tham vọng" này với việc tiếp tục đưa 8 tình nguyện viên vào sống thử trong cabin không gian mô phỏng các điều kiện sống trên Mặt Trăng có tên là Nguyệt Cung 1 (Yuegong-1) nhằm tìm hiểu những điều kiện cần thiết để duy trì cuộc sống của con người trên Mặt Trăng trong ngắn hạn và dài hạn.
Nhóm tình nguyện viên gồm các dân thường và các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (Beihang) được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm hai nam và hai nữ sẽ sống thử trong môi trường cabin 60 ngày bắt đầu từ ngày 10/5, trong khi nhóm còn lại sẽ tiếp tục vào cabin để thay thế nhóm 1 trong 200 ngày tiếp theo trước khi nhóm 1 quay trở lại thực hiện nốt 105 ngày cuối cùng của kế hoạch.
Nguyệt cung 1 gồm một khoang sinh hoạt rộng 42 m2, bằng diện tích một căn hộ cỡ nhỏ và 2 khoang cây xanh có chiều cao khoảng 3,5m và diện tích ước chừng 50 đến 60m2. Khoang sinh hoạt gồm 4 phòng ngủ mini, một phòng sinh hoạt chung, một phòng tắm, một phòng xử lý rác thải và một phòng nuôi động vật.
Nguyệt cung 1 được trang bị hệ thống Hệ thống Hỗ trợ sự sống (BLSS) tạo môi trường như Trái Đất trong đó các yếu tố sinh tồn như động vật, cỏ cây và các loài siêu vi cùng tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Thức ăn và nước uống trong hệ thống này đều có thể tái chế.
Đây là lần thứ hai, Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh thử nghiệm hiệu quả của BLSS trong môi trường giống trên Mặt Trăng sau lần thử nghiệm thành công kéo dài 105 ngày hồi năm 2014. Lần này, các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm để kiểm tra tính ổn định của hệ thống khi các nhà du hành có tốc độ trao đổi chất khác nhau vào sinh sống và cả khi các sự cố bất ngờ xảy ra như mất tín hiệu.
Các hoạt động nghiên cứu này đều nằm trong chương trình "Thám hiểm Mặt Trăng" của Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu hiện thực hóa chương trình với việc phóng tàu vũ trụ thăm dò Hằng Nga 1 (Chang'e 1).
Sau đó là các tàu Hằng Nga 2 và Hằng Nga 3 đã được phóng vào năm 2010 và 2013, thu thập thông tin cho hàng loạt hoạt động nghiên cứu đưa con người lên Mặt Trăng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng
11:14' - 15/03/2017
Ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) ra thông báo tuyển nhân sự mới để đào tạo trở thành phi công vũ trụ cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng.
-
Đời sống
SpaceX sẽ đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm tới
15:32' - 28/02/2017
Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk ngày 27/2 đã công bố kế hoạch sẽ đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ: Khai thác tài nguyên từ mặt trăng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu năng lượng
08:06' - 19/02/2017
Giáo sư, Tiến sĩ Sivathanu Pillai thuộc ISRO cho biết đến năm 2030, việc khai thác các nguồn tài nguyên trên Mặt trăng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu năng lượng của Ấn Độ.
-
Tin ảnh
Ảnh đẹp siêu mặt trăng lớn nhất thế kỷ tại Việt Nam
20:31' - 14/11/2016
Vào lúc 17h15' ngày 14/11 "siêu mặt trăng" bắt đầu mọc lên từ đường chân trời, chỉ ít phút sau đó mặt trăng to tròn, tỏa sáng đã phô diễn toàn bộ vẻ đẹp rực rỡ của mình trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này