Trung Quốc áp thuế đậu tương của Mỹ - “con dao hai lưỡi”?
Trong một động thái nhằm làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, chính quyền Mỹ ngày 6/7 đã chính thức áp đơt thuế đầu tiên đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tuần tới và Washington dự kiến tiếp tục áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD.
Phản ứng trước động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này buộc phải đưa ra những biện pháp trả đũa. Trước đó, Trung Quốc đã đe dọa sẽ ra đòn trả đũa đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Đợt đầu cũng trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 545 mặt hàng, chủ yếu là đậu tương.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc hủy miễn giảm thuế đối với đậu tương Mỹ, thay vào đó áp thuế trừng phạt 25%, đã khiến Tổng thống Trump nổi giận, cho rằng Bắc Kinh đã gây phương hại tới các công ty, công nhân và nông dân của Mỹ, và ít nhiều dẫn đến động thái hôm 6/7 của Washington.
Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa áp thuế trừng phạt đối với 200 tỷ hàng hóa khác của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc áp thuế trừng phạt đối với đậu tương của Mỹ đã "chọc" đúng “chỗ đau” của ông Trump. Nhận định này không phải là không có lý.
Thứ nhất, Trung Quốc là khách hàng mua đậu tương lớn nhất của Mỹ. Tạp chí CommonWealth cho biết năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu đậu tương của Mỹ là 21,66 tỷ USD, 57,1% trong số đó là thu được từ xuất khẩu sang Trung Quốc.Theo báo cáo nghiên cứu của hai nhà kinh tế nông nghiệp Mỹ thuộc trường Đại học Purdue là Wally Tyner và Farzad Taheripour, nếu Trung Quốc áp thuế 10% đối với đậu tương Mỹ, tổng lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 18%. Trong trường hợp thuế nâng lên 30%, xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 40%.Thứ hai, các bang nông nghiệp vốn là “kho phiếu” của ông Trump nói riêng và đảng Cộng hòa nói chung. Việc Trung Quốc “khai đao” với đậu tương Mỹ dường như là muốn gây ra sự hoảng sợ trên thị trường. Quả thực, sau khi Trung Quốc đưa ra quyết định áp thuế trừng phạt trả đũa, giá đậu tương Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.Trong một phát biểu được tờ China Daily dẫn lời, Chủ tịch Tổ chức Những người nông dân vì tự do thương mại (Mỹ) Brian Kuehl cho rằng những gì đang diễn ra không phải là chiến thuật đàm phán thương mại mà là áp thuế lên sinh kế của người nông dân Mỹ. Đối với nông dân Mỹ, điều này không phải là trên lý thuyết mà trở thành nỗi sợ hãi "rõ như ban ngày".Tuy nhiên, câu chuyện có thể không dễ dàng phát triển theo chiều hướng như vậy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và của Trung tâm Nghiên cứu thị trường nông nghiệp quốc gia thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, trong 5 năm, từ năm 2013-2017, lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 63,38 triệu tấn lên 95,65 triệu tấn, tương đương tăng 50,7%.Trong cùng thời gian, sản lượng đậu tương trong nước của Trung Quốc tăng từ 11,95 triệu tấn lên 14,4 triệu tấn, tương đương tăng 20,8%. Nếu xem xét ở góc độ nhu cầu, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng sản lượng đậu tương trong nước hoàn toàn không thể sánh được với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu đậu tương, chỉ có thể dựa vào nhập khẩu để khỏa lấp sự thiếu hụt, và mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu rất cao, lên tới gần 90%.Trong đó, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 32,85 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, chiếm 34,4% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ hiện đứng thứ 2 trong danh sách các nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc, sau Brazil (53,3%) và trên Argentina (6,9%).Với thực trạng nêu trên, việc sử dụng đậu tương để ép Tổng thống Trump, ngăn sự tấn công của Mỹ trên mặt trận thương mại có thể trở thành "con dao hai lưỡi" bởi trong thời gian ngắn, Trung Quốc khó có thể nâng mạnh sản lượng đậu tương.Ngoài hạn chế về tập quán canh tác, đậu tương là loại cây trồng không thích hợp để mở rộng diện tích một cách quá mức bởi nó sẽ thu hẹp diện tích trồng cây lương thực khác, từ đó gây xáo động về giá cả trên thị trường lương thực, không có lợi cho phát triển kinh tế.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khó có thể tìm được thị trường nhập khẩu đậu tương thay thế Mỹ. Hiện nay, 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc là Brazil, Mỹ và Argentina. Năm 2017, Trung Quốc nhập hơn 50 triệu tấn đậu tương từ Brazil, chiếm 78,9% lượng đậu tương xuất khẩu của Brazil, còn đối với Argentina tỷ lệ này là gần 90%, tương đương 6,6 triệu tấn. Trừ phi sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina tăng đột biến, nếu không đối với Trung Quốc, đậu tương Mỹ vẫn khó có thể bị thay thế. Nói cách khác, một khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Trung Quốc vẫn cần tới đậu tương Mỹ để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường. Việc áp thuế trừng phạt lên đậu tương Mỹ không chỉ rất khó cản được ông Trump, ngược lại có thể khiến giá nhập khẩu đậu tương tăng lên, làm giá thành ngành chăn nuôi, sản xuất và gia công thực phẩm tăng lên, trở thành nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.Có lẽ vì vậy, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối đẳng, Tổng thống Trump đã không ngần ngại đe dọa tăng quy mô áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có bùng nổ hay không, theo nhiều chuyên gia, cần phải đợi xem vào ngày 6/7 tới, hai bên có thực sự áp thuế trừng phạt 25% đối với hàng hóa của nhau hay không. Tuy nhiên, những "đòn cân não" mà hai bên đưa ra khiến môi trường kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện thêm nhiều nhân tố không xác định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ gây phương hại cho công ty nước ngoài tại Trung Quốc
10:45' - 05/07/2018
Ngày 5/7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng các mức thuế mà Mỹ áp đặt sẽ gây phương hại cho chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có cả các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ethiopia - Biểu tượng đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi
06:30' - 05/07/2018
Nhật báo Le Monde vừa đăng bài phóng sự về sự hiện diện khắp nơi của Trung Quốc tại châu Phi, trong đó Ethiopia là biểu tượng đặc trưng của làn sóng đầu tư ồ ạt, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tìm kiếm nguồn cung nông sản thay thế hàng hóa Mỹ
21:12' - 04/07/2018
Người dân Trung Quốc thời gian tới đây được cho là sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng khi Bắc Kinh đã sẵn sàng cho kế hoạch áp đặt mức thuế 25% với hàng trăm mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không muốn làm gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ
19:55' - 04/07/2018
Ngày 4/7, Bộ Tài chính Trung Quốc khẳng định, nước này sẽ không nổ "phát súng" đầu tiên trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và sẽ không là bên đầu tiên áp thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "cấm cửa" Micron của Mỹ
19:28' - 04/07/2018
Một tòa án tại thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc phán quyết rằng Micron phải ngừng bán hơn 12 loại ổ lưu trữ bán dẫn, thẻ nhớ và vi mạch.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm Tập đoàn ZTE của Trung Quốc
10:24' - 04/07/2018
Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cho ZTE thời hạn tới ngày 1/8 năm nay để tiếp tục duy trì mạng lưới và trang thiết bị hiện có tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "chuẩn bị" cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ
05:48' - 04/07/2018
Ngày 3/7, Trung Quốc tuyên bố "đã chuẩn bị đầy đủ" cho một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.