Trung Quốc chạy đua nhập khẩu nông sản Mỹ
Đã gần bảy tháng trôi qua, bất chấp dịch COVID-19, mục tiêu nhập khẩu lượng nông sản Mỹ trị giá 36,5 tỷ USD đầy tham vọng của Trung Quốc trong năm nay có thể không nằm ngoài tầm với. Nhưng giới quan sát cho biết để đạt mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ phải tăng tốc mua vào.
* Bối cảnh nhiều thách thức Tính từ đầu năm đến cuối tháng 5/2020, lượng nhập khẩu hàng nông sản Mỹ của Trung Quốc thấp hơn mức ghi nhận cùng kỳ năm 2017 thay vì tăng 50% như kỳ vọng cần đạt để đáp ứng mục tiêu đề ra.Dù các đơn đặt hàng đậu tương – mặt hàng nông sản chính mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đã bắt đầu tăng, Bắc Kinh vẫn cần đẩy nhanh tiến độ và khối lượng mua lên mức cao hơn nữa.
Thêm vào đó, giới phân tích cũng tỏ ra quan ngại rằng tình trạng “nguội lạnh” trong quan hệ Mỹ - Trung, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11, một đại dịch toàn cầu và câu hỏi về việc Trung Quốc thực sự cần bao nhiêu đậu tương sẽ tác động khá lớn tới hoạt động mua nông sản của nước này. Ông John Payne, nhà môi giới hàng hóa kỳ hạn và quyền chọn cấp cao tại công ty tư vấn đầu tư Daniels Trading, cho hay ông hầu như không tin rằng Bắc Kinh sẽ đạt được mục tiêu của họ trong năm nay.Ông cho rằng trong một môi trường kinh tế toàn cầu bình thường hơn thì có thể. Nhưng dịch COVID-19 đã làm xáo trộn điều đó.
Bắc Kinh và Washington đã ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 vào tháng 1/2020 sau hai năm tranh cãi, vốn đã khiến thị trường mua nông sản lớn nhất của Mỹ cắt giảm sâu nhập khẩu.Các nhà phân tích tại thời điểm đó bày tỏ sự dè dặt về mục tiêu mua lượng nông sản Mỹ trị giá cao hơn tới 25% so với con số kỷ lục 29 tỷ USD ghi nhận hồi năm 2013 của Trung Quốc.
Việc các công ty Trung Quốc tăng cường mua một loạt nông sản Mỹ và ký kết nhiều thỏa thuận có giá trị kỷ lục về nhập khẩu ngô và thịt đã khiến một số người tỏ ra lạc quan hơn.Ông Dan Basse, Chủ tịch Công ty nghiên cứu thị trường nông sản AgResource Co, cho biết thực tế hoạt động mua nông sản Mỹ của Trung Quốc đã tăng và có thể đạt mức cao hơn nếu xu hướng này tiếp diễn.
Tuy nhiên, vấn đề là sự gia tăng trên phải liên tục và kéo dài. * Đậu tương sẽ “tỏa sáng”? Giới quan sát cho hay khả năng Trung Quốc đạt được mụa tiêu hay không sẽ rõ ràng hơn trong vài tháng tới. Đậu tương thường chiếm khoảng một nửa lượng nông sản mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ và phần lớn lượng mua diễn ra trong ba tháng cuối năm, khi nguồn cung từ Brazil cạn. Sau một khởi đầu chậm chạp, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã đặt lượng đậu tương trị giá hơn 2,5 tỷ USD từ các nông dân Mỹ chỉ trong tám tuần qua. Ông John Baize, Chủ tịch của công ty tư vấn John C. Baize & Associates, cho biết hoạt động xuất đậu tương sang Trung Quốc có thể sẽ tăng tốc trong thời gian tới. Ông cho rằng quá trình này xảy ra khá sớm bởi lẽ phía Brazil sắp bán hết lượng đậu tương của họ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có duy trì đà mua vào này trong năm tháng tới hay không, sau khi các công ty chế biến của họ trước đó đã mua lượng đậu tương cao kỷ lục từ Brazil. Nhu cầu cũng sẽ phụ thuộc vào đà phục hồi của ngành chăn nuôi Trung Quốc sau khi dịch tả lợn châu Phi đã giết chết hàng trăm triệu con lợn ở nước này, qua đó làm giảm nhu cầu về thức ăn chăn nuôi. Theo tính toán của hãng tin Reuters, để đậu tương chiếm một nửa mức mục tiêu 36,5 tỷ USD nhập khẩu nông sản từ Mỹ, phía Trung Quốc sẽ phải chi trung bình 2,8 tỷ USD mỗi tháng từ tháng 7 -12 để nhập khẩu mặt hàng này. Song tốc độ mua này chưa bao giờ duy trì được trong hơn hai tháng liên tiếp. Nếu có thì chỉ diễn ra trong quý IV của năm với lần gần đây nhất là vào năm 2016. Giá hàng hóa giảm do đại dịch COVID-19 cũng gây thêm khó khăn cho Bắc Kinh khi thỏa thuận cũng đi kèm với giá trị nhập khẩu. Giá đậu tương năm nay trung bình thấp hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2016. * Các mặt hàng khác có thuận lợi hơn? Giới quan sát cho rằng ngoài đậu tương, hoạt động thu mua các loại nông sản khác từ Mỹ có thể khó giữ được quỹ đạo mạnh mẽ ban đầu của chúng. Các công ty Trung Quốc đã mua lượng ngô trị giá hơn 500 triệu USD trong nửa đầu tháng Bảy này. Nhưng các nhà nhập khẩu được cho là đã đáp ứng gần hết hạn ngạch nhập khẩu và chính nước này sẽ bắt đầu vụ thu hoạch ngô từ tháng Chín tới. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), các công ty Trung Quốc cũng đã chi số tiền kỷ lục cho nhập khẩu thịt, bao gồm hơn 1,2 tỷ USD cho thịt lợn. Song nhìn chung, khoản chi của phía Trung Quốc cho nhập khẩu thịt từ Mỹ vẫn tương đối nhỏ. Số liệu mới nhất cho thấy tổng giá trị nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc tính từ đầu năm tới tháng 5/2020 đạt 6 tỷ USD - chỉ tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019 và thấp hơn 31% so với năm 2017. Những số liệu này đã làm người nông dân Mỹ khá thất vọng. Một nông dân tại North Dakota cho hay ông đánh giá cao việc phía Trung Quốc đã tiến hành nhiều giao dịch thu mua gần đây. Nhưng với việc hai nước lần lượt đóng cửa các lãnh sự quán cùng các vấn đề liên quan tới Hong Kong, quan hệ Mỹ – Trung nhiều khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, tính toán của Reuters ước tính Trung Quốc sẽ cần mua tới 25 tỷ USD hàng nông sản Mỹ trong sáu tháng cuối năm 2020 để đáp ứng mục tiêu đề ra – một con số quá “khủng” . *Quyết tâm của Trung Quốc Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có thể không bị coi là vi phạm thỏa thuận nếu bỏ lỡ mục tiêu đề ra do tác động của dịch viêm đường hô hấp COVID-19. Thỏa thuận này cho phép các bên linh hoạt trong trường hợp xảy ra "một thảm họa tự nhiên hoặc sự kiện không lường trước được". Dù vậy, yếu tố chính trị sẽ đóng vai trò khá lớn để thúc đẩy quyết tâm của Trung Quốc. Với mối quan hệ song phương đang rối loạn, Bắc Kinh sẽ muốn tránh biến mình thành mục tiêu cho những lời chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump trong chiến dịch tranh cử một khi nước này không thực hiện các giao dịch mua bán nông sản quy mô lớn. Một nhà máy nghiền đậu tương tại Trung Quốc cho hay khối lượng mua đậu tương cuối cùng của của Trung Quốc có thể sẽ phụ thuộc vào việc liệu Bắc Kinh có muốn bổ sung cho kho dự trữ Chính phủ hay không.Công ty này cho hay nhìn chung, các nhà sản xuất Trung Quốc thường cần 7-8 triệu tấn đậu tương mỗi tháng. Nhưng với kho dự trữ của Chính phủ thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Trong khi đó, các nguồn tin khác tại Trung Quốc cho biết Chính phủ nước này sẽ muốn tránh thiệt hại về mặt uy tín trên trường quốc tế khi không đáp ứng các cam kết dù họ có thể./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ mang đến cơ hội cho người trồng đậu tương Mỹ
18:57' - 17/04/2020
Theo các ý kiến trong ngành, thỏa thuận thương mại Giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mang đến cơ hội cho người trồng đậu tương và các nhà giao dịch Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc tiếp tục mua đậu tương Mỹ dù thiếu kho chứa
19:00' - 13/11/2019
Doanh nghiệp Trung Quốc trong tuần này đã mua thêm đậu tương của Mỹ, dù có đến 2 triệu tấn hàng hóa của Mỹ đang đợi được bốc dỡ tại các cảng ở Trung Quốc trong khi các công ty đang tìm kiếm kho chứa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.