Trung Quốc: Chưa có bước đột phá trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT
Theo trang hk01.com của Hong Kong (Trung Quốc), một mặt, các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính chưa từng có của phương Tây đối với Nga đã một lần nữa thể hiện sự thống trị của đồng USD trong mạng lưới kinh tế và thương mại toàn cầu. Điều này chắc hẳn khiến giới chức Trung Quốc nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc quốc tế hóa đồng NDT.
Mặt khác, các lệnh trừng phạt đã tác động đến trật tự của đồng USD, việc một số quốc gia và khu vực đa dạng hóa tài sản dự trữ dường như là điều không thể tránh khỏi và một trong những lựa chọn là đồng NDT. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ sự kiện địa chính trị này và những tác động sau đó sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng NDT thay thế đồng USD ở mức độ nào.Điều chắc chắn là vị thế đồng tiền quốc tế chủ chốt của USD khó có thể thay đổi trong ngắn hạn và trước khi Trung Quốc tự do hóa tài khoản vốn và kiểm soát ngoại hối, rất khó để đồng NDT có một bước nhảy vọt về chất, chưa nói đến việc thay thế đồng USD.
Nhiều người dự đoán rằng địa vị chủ đạo của đồng USD sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Nga đã triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai, kéo theo sau đó là các lệnh trừng phạt của phương Tây-Mỹ và đồng minh không chỉ loại một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), mà còn “đóng băng” gần một nửa tài sản dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga.“Sự kiện Thiên nga đen” này đã gây cú sốc đối với hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế. Zoltan Pozsar, nhà chiến lược tại Credit Suisse, từng làm việc cho Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố rằng cuộc xung đột này đã lật ngược sự thống trị của các đồng tiền tín dụng có chủ quyền và có thể khai sinh một hệ thống tiền tệ mới - Bretton Woods 3.0.Ông Zoltan Pozsar cho rằng cơ sở của 2.0 là “tiền bên trong” (inside money), tức là các tiền tệ mà dẫn đầu là đồng USD dẫn đầu, đã sụp đổ khi tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị “đóng băng” và “tiền bên ngoài” (outside money), nghĩa là các tài sản như vàng sẽ tốt hơn “tiền bên trong”.
Liêu Mẫn Hùng, người phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của cơ quan nghiên cứu vĩ mô độc lập TS Lombard, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với HK01 rằng quan điểm cốt lõi của Bretton Woods 3.0 là sự trở lại của hàng hóa hoặc tiêu chuẩn vật chất.Trên thực tế, ngay từ đầu thế kỷ XX hoặc thậm chí sớm hơn, đã có người đề xuất tiêu chuẩn tiền tệ dựa trên rổ hàng hóa (bao gồm cả vàng), nhưng luôn có một số hạn chế, chẳng hạn như khó khăn trong hoạt động và thiếu tính linh hoạt trong ngắn hạn (đặc biệt là khi xảy ra khủng hoảng).
Theo chuyên gia Liêu Mẫn Hùng, rất khó để dự đoán đồng tiền nào sẽ thay thế đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Ở giai đoạn này, đồng USD vẫn đang giữ vị trí chủ đạo. Ông nói: “Ngoài các lệnh trừng phạt lần này, việc từ bỏ toàn cầu hóa thương mại và tái cân bằng dài hạn của Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện kinh tế thế giới, từ đó ảnh hưởng đến sự thống trị của đồng USD, nhưng điều đó không thể xảy ra đột ngột”.Đồng NDT có thể hưởng lợi từ việc đa dạng hóa dự trữTuy nhiên, điều có thể khẳng định là các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ giúp đa dạng hóa hơn nữa cơ cấu dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương và đồng NDT sẽ là một trong những lựa chọn.Ví dụ, theo Bloomberg ngày 20/4, từ năm 2022, cơ cấu dự trữ ngoại hối của Israel sẽ kết hợp giữa đồng USD, euro, bảng Anh ban đầu với đồng CAD, AUD, yen Nhật và đồng NDT. Để phối hợp với sự điều chỉnh và thay đổi lớn nhất trong thập kỷ qua, Ngân hàng trung ương Israel sẽ giảm tỷ trọng của đồng USD và đồng euro.
Báo cáo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 24/3 cho thấy kể từ đầu thế kỷ này, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm hơn 10% từ 71% xuống 59% vào năm 2021. Sự sụt giảm tỷ trọng của đồng USD phản ánh sự đa dạng hóa tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương và sự sụt giảm này chủ yếu là do 1/4 đã chuyển sang sử dụng đồng NDT, 3/4 còn lại chuyển sang sử dụng đồng tiền của các nước nhỏ hơn từng có vai trò dự trữ không đáng kể.Theo Cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức (COFER) mới nhất do IMF công bố, trong quý IV/2021, NDT chiếm 2,79% dự trữ ngoại hối toàn cầu, mức cao nhất kể từ khi IMF bắt đầu công bố dữ liệu về tài sản dự trữ đồng NDT trong năm 2016.Ngoài ra, cuộc chiến thương mại, dịch COVID-19 và các cuộc xung đột đều đi theo một hướng - phi toàn cầu hóa, rút ngắn chuỗi ngành nghề toàn cầu và gia tăng thương mại song phương.Trong chuỗi ngành nghề toàn cầu phức tạp, USD hoặc euro vẫn là đồng tiền thanh toán chủ đạo, nhưng chỉ cần Trung Quốc tiếp tục cải thiện về mặt xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, các khu vực có thương mại song phương gia tăng với Trung Quốc cũng sẽ xem xét thanh toán bằng NDT nhiều hơn, từ đó tăng phân bổ dự trữ NDT, chẳng hạn như Nga hoặc một số quốc gia Mỹ Latinh.
Điều kiện trở thành đồng tiền dự trữ chínhNhưng liệu điều này có nghĩa là việc quốc tế hóa đồng NDT sẽ có bước đột phá lớn? Câu trả lời là không. Tiến trình quốc tế hóa đồng NDT bắt đầu từ năm 2009. Sau hơn 10 năm, hiện nay NDT mang những đặc điểm của một đồng tiền quốc tế, nhưng vẫn còn một khoảng cách đáng kể so với các đồng tiền dự trữ chính.Lấy đồng USD làm ví dụ, mặc dù tỷ trọng dự trữ ngoại hối toàn cầu của đồng USD đã giảm trong hai thập kỷ qua, nhưng vẫn chiếm khoảng 59% cách xa đồng euro (20,64%), đồng yen (5,57%) và bảng Anh (4,78%) và NDT (2,79%). Hơn nữa, đồng USD cũng đang phát triển mạnh trong thanh toán quốc tế, thanh toán thương mại, phát hành nợ, tài trợ quốc tế và giao dịch tài chính…Theo ông Liêu Mẫn Hùng, nước phát hành đồng tiền dự trữ phải sẵn sàng tiếp tục thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ thì mới có thể đáp ứng nhu cầu tiền tệ của các quốc gia khác và hiện chỉ có Mỹ có thể đóng vai trò này. Tính đến năm 2021, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ bằng với thặng dư tổng hợp của Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan, khoản lợi lại chảy sang Mỹ.Sở dĩ xuất hiện tình huống này, ngoài do thị trường vốn của Mỹ kiện toàn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trái phiếu mang lại lợi nhuận cao và an toàn cũng như tính linh hoạt kinh tế, một trong những nguyên nhân quan trọng là địa vị đồng tiền dự trữ của USD. Có thể nói việc đồng USD được xem là đồng tiền dự trữ là nguyên nhân và kết quả của việc Mỹ xuất hiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục.
Ngược lại, ngành sản xuất của Trung Quốc phát triển nhưng nhu cầu trong nước yếu, nền kinh tế lâu nay đi theo định hướng xuất khẩu, là nước có thặng dư tài khoản vãng lai. Trong những năm gần đây, bảng cân đối kế toán hộ gia đình giảm và thị trường bất động sản suy yếu đã phủ một lớp sương mù cho nhu cầu trong nước, nên khó có thể chịu gánh nặng của các nước khác.Chỉ khi nhu cầu của Trung Quốc (chứ không phải nhu cầu đầu tư) đóng vai trò lớn thúc đẩy lớn hơn đối với thế giới, thì mới có thể đáp ứng nhu cầu về đồng NDT từ phần còn lại của thế giới một cách cơ bản.
Việc mở tài khoản vốn cần có bước đột pháMuốn trở thành đồng tiền dự trữ thì cần đáp ứng nhu cầu phân bổ và quản lý tài sản bằng đồng NDT của các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, thị trường tài chính trong nước hoàn thiện đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và quốc tế hóa tiền tệ. Tuy nhiên, hiện tại quy mô thị trường vốn của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 của Mỹ và vẫn còn một khoảng cách đáng kể về tính thanh khoản và độ sâu của thị trường.Về việc làm thế nào để tăng độ sâu của thị trường và cải thiện các công cụ đầu tư bằng đồng NDT trong tương lai, ông Liêu Mẫn Hùng cho rằng trong những năm gần đây, cơ chế kết nối cổ phiếu và trái phiếu giữa Trung Quốc Đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) đã đóng vai trò thúc đẩy tốt, cần cải thiện tính thanh khoản của thị trường thứ cấp, thông qua việc phát triển thị trường mua lại để các nhà đầu tư có thể mua bán trái phiếu dài hạn trên thị trường.Đồng thời, cần phát triển hơn nữa các công cụ phái sinh và các công cụ phòng ngừa rủi ro và mở rộng cho nhiều người tham gia hơn. Có thể nói, Trung Quốc vẫn chưa có bước đột phá lớn nào về vấn đề chuyển đổi tài khoản vốn bằng đồng NDT./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Vai trò của đồng NDT sẽ ra sao khi kinh tế Trung Quốc phát triển?
21:08' - 17/04/2022
Với vai trò ngày càng tăng của nền kinh tế Trung Quốc, vị thế quốc tế của đồng NDT ngày càng được củng cố.
-
Hàng hoá
Trung Quốc mua than của Nga bằng đồng NDT
20:43' - 07/04/2022
Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách tăng cường sử dụng đồng NDT trong thương mại toàn cầu và các lệnh trừng phạt Nga đang giúp hiện thực hóa điều đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách “zero COVID-19” của Trung Quốc và đồng NDT mạnh đe dọa kinh tế Nhật Bản
16:04' - 02/04/2022
Đồng yen suy yếu so với đồng NDT làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản, mặc dù nó hỗ trợ các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
-
Ngân hàng
Đồng NDT kỹ thuật số sẽ thách thức vị thế đồng USD?
07:45' - 16/03/2022
Theo ông Richard Turrin, đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số của nước này sẽ thách thức sự thống trị của đồng USD trong hoạt động thanh toán thương mại quốc tế vào thập kỷ tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.