Trung Quốc hoài nghi về kế hoạch giải cứu nông dân trồng đậu tương ở Mỹ
Trong bối cảnh người nông dân trồng đậu tương ở Mỹ đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, giới chuyên gia Trung Quốc tỏ ra hoài nghi về kế hoạch giải cứu người nông dân theo ý tưởng của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
Để làm yên lòng người nông dân, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một phần của khoản tiền thu được từ việc đánh thuế 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được dùng để hỗ trợ nông dân bằng nhiều hình thức, trong đó có việc mua lại khối lượng lớn nông sản từ nông dân Mỹ và gửi sang các nước cần đến chúng như một hình thức viện trợ nhân đạo.
Ông Zhong Yu, một nhà nghiên cứu của Viện Phát triển và Kinh tế Nông nghiệp thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch này.
Ông Ye Xingqing, nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cưu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc, cũng đồng quan điểm với ông Zhong Yu, nói rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa viện trợ lương thực vào khuôn khổi đàm phán mới.
Trong vòng đàm phán Doha, nhiều quy định đã được đề xuất nhằm chăn ngặn việc sử dụng cứu trợ lương thực như một công cụ để giải quyết lương thực dư thừa.
Vì vậy, ông Ye cho rằng dùng doanh thu thuế để mua nông sản phục vụ cho các chương trình viện trợ lương thực trên thực tế là vi phạm Hiệp định về Nông nghiệp của WTO.
Ông giải thích rằng hiệp định này quy định viện trợ lương thực không được gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và buôn bán các mặt hàng nông sản liên quan trên toàn thế giới hoặc tác động đến giá cả trên thị trường.
Nông dân Mỹ, nhóm cử tri quan trọng đối với Tổng thống Trump, nằm trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những căng thẳng thương mại giữa nước này với Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2018 đã giảm 75% xuống mức thấp nhất trong 16 năm qua, và xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường khác cũng không thể bù đắp được cho sự sụt giảm nghiêm trọng này.
Nhưng nông dân Mỹ không phải là những đối tượng duy nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp nông nghiệp của Trung Quốc cũng đang nỗ lực để đối phó với thách thức này.
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng thách thức từ sự sụt giảm lượng đậu tương nhập khẩu từ Mỹ có thể giúp Trung Quốc, vì nó buộc nước này phải đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu và tránh quá lệ thuộc vào một thị trường nhất định.
Chẳng hạn, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu đậu tương từ Brazil. Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 66 triệu tấn đậu tương của Brazil, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong khi đó, hạt hướng dương và hạt cải dầu từ Argentina, Ukraine và Nga cũng đang tiến vào thị trường Trung Quốc như những sản phẩm thay thế.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phát động một chương trình để khuyến khích nông dân trong nước trồng nhiều đậu tương hơn.
Tu Changming, người đứng đầu bộ phận thương mại dầu và chất béo của tập đoàn Yihai Kerry Group (Trung Quốc), cho rằng tình trạng thiếu hụt đậu tương ở Trung Quốc chỉ là tạm thời, và một khi Trung Quốc tìm ra các phương án thay thế mới, thì đây sẽ là một cú đòn giáng vào Mỹ vì Mỹ mất đi một thị trường lớn như Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố gói hỗ trợ thứ hai trị giá 16 tỷ USD cho nông dân
10:52' - 24/05/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/5 đã công bố gói viện trợ mới trị giá 16 tỷ USD để giúp những nông dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nông dân Mỹ được thanh toán hơn 8,5 tỷ USD để ứng phó với “thương chiến”
08:26' - 16/05/2019
5 mặt hàng ưu tiên nhận được hỗ trợ là đậu tương, ngô, lúa mì, bông và lúa miến, trong khi 5 bang hàng đầu nhận được các khoản thanh toán là Illinois, Iowa, Kansas, Nebraska và Indiana.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ đưa ra chương trình mới hỗ trợ nông dân
08:58' - 11/05/2019
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sớm đưa ra một chương trình mới hỗ trợ người nông dân Mỹ, một tín hiệu cho thấy Washington sẵn sàng cho cuộc chiến dài lâu với Bắc Kinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).