Trung Quốc khiếu nại Mỹ, EU tại WTO liên quan quy định về chống bán phá giá
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nước này gia nhập WTO vào năm 2001. Ngày 11/12 vừa qua đánh dấu việc Điều 15 trong Nghị định thư về việc Trung Quốc gia nhập WTO hết hạn.
Điều khoản này cho phép các thành viên khác trong WTO đối xử với Trung Quốc như đối với một nền kinh tế phi trị trường và sử dụng chi phí sản xuất hàng hóa ở một nước thứ ba để đánh giá hàng hóa của Trung Quốc có được bán thấp hơn giá thành sản phẩm hay không.
Tuyên bố trên trang web của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Mỹ và EU đã không tuân thủ nghĩa vụ quốc tế khi không chấm dứt biện pháp chống bán phá giá đối với các mặt hàng của Trung Quốc.
Tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker tuyên bố hiện chưa phải là "thời điểm chín muồi" để Mỹ công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, đồng thời khẳng định các biện pháp chống bán phá giá sẽ được giữ nguyên.
Một quan chức cấp cao Bộ này ngày 12/12 cho biết Washington vẫn quan ngại về sự mất cân bằng nghiêm trọng trong nền kinh tế do nhà nước điều hành ở Trung Quốc. Theo quan chức này, Trung Quốc đã không thực hiện những cải cách cần thiết để hoạt động trên nguyên tắc thị trường, và thỏa thuận WTO không tự động buộc các thành viên phải trao quy chế thị trường cho Trung Quốc.
Cũng trong tháng 11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo cách tính mới chống bán phá giá và bảo hộ đối với Trung Quốc, theo đó bỏ khái niệm "nền kinh tế phi thị trường" và thay bằng thuật ngữ "xáo trộn thị trường". Phương pháp mới này bỏ cách tính dựa trên chi phí sản xuất ở nước thứ ba, song vẫn để ngỏ việc tham khảo chi phí và giá quốc tế trong các trường hợp chống bán phá giá nếu phát hiện có "xáo trộn thị trường".
Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng động thái trên của Mỹ và EU gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu và việc làm của một số ngành công nghiệp ở Trung Quốc cũng như thể hiện "chủ nghĩa bảo hộ ngầm" và "thiên vị" của phương Tây.
Trong một bài viết đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo ngày 12/12, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên WTO tôn trọng luật pháp quốc tế và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế. Ông Cao Hổ Thành nêu rõ Trung Quốc kiên quyết bảo vệ các lợi ích của đất nước và sẽ tiến hành các bước tiếp theo đối với các nước thành viên WTO không thực hiện nghĩa vụ.
Một quan chức WTO xác nhận Trung Quốc đã yêu cầu tiến hành tham vấn với Mỹ và EU về vấn đề trên. Nếu Mỹ và EU bác yêu cầu ban đầu này của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đề nghị WTO thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia và đưa ra phán quyết cuối cùng. Quá trình này có thể kéo nhiều tháng, thậm chí nhiều năm./.
- Từ khóa :
- chống bán phá giá
- Mỹ
- EU
- Trung Quốc
- WTO
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo Anh: EU đã sẵn sàng tăng thuế chống bán phá giá
19:13' - 12/11/2016
Sở dĩ giờ đây EU có thể "rộng đường" thúc đẩy việc thông qua những quy định về thuế chống bán phá giá là bởi một nhóm nhỏ các nước phản đối do Anh dẫn đầu đã tan rã.
-
DN cần biết
DOC kết luận vụ việc điều tra chống bán phá giá với ống thép cuộn các-bon
11:14' - 27/10/2016
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đối với sản phẩm Ống thép cuộn cacbon nhập khẩu từ Oman, Pakistan, Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập từ Canada và Trung Quốc
15:33' - 25/10/2016
Ngày 24/10, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo mức thuế chống bán phá giá và trợ giá cuối cùng đối với các sản phẩm là máy móc, thiết bị bằng sắt nhập khẩu từ Trung Quốc và Canada.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp thuế chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc
19:59' - 08/10/2016
Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã quyết định áp thuế chống bán phá giá mới đối với hai loại thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp thuế chống bán phá giá thép của Trung Quốc và Nga
22:09' - 05/08/2016
Ngày 4/8, EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga, sau khi các nhà sản xuất trong khối này khiếu nại họ đã bị đánh bật khỏi thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.