Trung Quốc - Khởi nguồn cho những bất ổn tài chính toàn cầu?
Ngày 24/8, trang tin New York Times đã đăng bài của tác giả Neil Irwin phân tích về những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Theo bài báo, tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu đã một phen chao đảo và dường như điều này chỉ thực sự quan trọng đối với các nhà kinh doanh dầu, quan chức Trung Quốc hoặc các nhà quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên giờ đây, tình hình này bắt đầu làm cho mọi người lo lắng.
Tại phiên giao dịch ngày 24/8, chỉ số chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Composite) đã giảm mạnh 8,5% và xu hướng tiêu cực này đã lan sang các thị trường tài chính trên toàn thế giới.
Khoảng 812 tỷ USD đã bị “bốc hơi” tại Phố Wall, biến ngày đầu tuần 24/8 thành một “ngày đen tối nhất” đối với các cổ phiếu chủ lực tại thị trường chứng Mỹ.
Nguyên nhân chủ yếu gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới trong ngày 24/8 là từ các mối lo ngại ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư về thực trạng và viễn cảnh không mấy sáng sủa từ nền kinh tế Trung Quốc.
Bất ổn bắt đầu từ Trung Quốc
Chỉ số Shanghai Composite đã mất 38% kể từ ngày 12/6, và đây thực sự là một con số không nhỏ. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải nền kinh tế khổng lồ này đang phải vật lộn với một quá trình chuyển đổi từ sự bùng nổ đầu tư và xuất khẩu sang một cái gì đó bền vững hơn?
Nếu dựa vào các thực tế gây ra những vấn đề tại Trung Quốc để giải thích cho những bất ổn tại các thị trường thế giới là chưa thuyết phục. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh trong một năm qua, khi hàng triệu người dân thuộc tầng lớp trung lưu nước này đầu tư vào đây. Ngay cả khi giảm mạnh vào mùa Hè năm nay, Shanghai Composite cũng vẫn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể có một câu trả lời phức tạp hơn cho câu hỏi tại sao đà giảm mạnh tại thị trường chứng khoán Trung Quốc lại gây ra những đợt sóng lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu?
Thực tế là Chính phủ Trung Quốc đã rút bỏ các bước mà họ đã áp dụng nhằm cố gắng duy trì thị trường chứng khoán không bị bán tháo. Và với hành động này, họ có thể ngụ ý rằng Trung Quốc đã hạn chế áp dụng những biện pháp can thiệp mặc dù họ có thể.
Các thị trường mới nổi khác bị ảnh hưởngMột số bằng chứng quan trọng cho thấy câu chuyện này không còn là của riêng Trung Quốc, các thị trường mới nổi khác, từ Malaysia (Ma-lai-xi-a) đến Mexico (Mê-hi-cô) đều có sự bất ổn.
Đồng tiền của họ và giá cổ phiếu và trái phiếu đã giảm mạnh so với tuần trước. Sự bất ổn tại một số thị trường mới nổi này rất có thể chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng nếu chỉ vậy thôi có lẽ chưa đủ.
Những bất ổn bắt đầu nổi lên từ tháng 6/2013. Thị trường tài chính toàn cầu đã bắt đầu bối rối khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm dần chương trình nới lỏng định lượng – cụ thể hơn, đó là việc Fed giảm bơm tiền vào hệ thống tài chính. Sự kiện thứ hai tương tự như biến động trong tháng 10/2014, đó là khi dự định tăng lãi suất vào năm 2015 của Fed đã trở nên rõ ràng hơn.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed khiến các nhà đầu tư toàn cầu tìm kiếm các chứng khoán có lãi cao, và họ đã tìm thấy cơ hội tại nhiều thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Từ năm 2010 đến năm 2013, họ đã đổ tiền vào những nước này để tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn.
Tuy nhiên, khi sự kết thúc của kỷ nguyên đồng USD rẻ đang đến gần, những đồng tiền đầu tư nóng này được rút ra, điều này tạo ra sự bất ổn trong lãi suất và gây thiệt hại cho các nền kinh tế mới nổi.
Giá dầu giảm sâu
Sự bất ổn tại các thị trường tài chính đã có tác động đặc biệt lớn đối với giá của các mặt hàng, bao gồm cả dầu mỏ, mặt hàng quan trọng xét dưới góc độ kinh tế.
Giá của mỗi thùng dầu đã giảm từ mức khoảng 60 USD/thùng vào cuối tháng Sáu xuống dưới 40 USD/thùng vào hôm 24/8. Đó là tin tốt cho người tiêu dùng năng lượng Mỹ và châu Âu, nhưng có thể sẽ có những tác động ngược gây ra tình trạng bán tháo hàng hóa. Và cả hai thực tế này có thể gây ra tình trạng rối loạn hơn tại các thị trường mới nổi.
Khi giá dầu bắt đầu giảm mạnh trong sáu tháng cuối năm ngoái, đã có dự báo rằng xu hướng giảm giá sẽ dẫn đến hoạt động khai thác dầu sẽ giảm đi trên toàn thế giới để giữ cho thị trường được cân bằng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu Mỹ vẫn duy trì sản lượng, giữ nguồn cung cao mặc cho giá thấp hơn.
Hữu Hoàng (P/v TTXVN tại New York)
- Từ khóa :
- dầu
- chứng khoán
- Thượng Hải
- Fed
- Mỹ
- tài chính
- toàn cầu
- Trung Quốc
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
10:19'
Trong “Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” (FAST500) năm 2025, OPES xếp vị trí 97/500, dẫn đầu khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và đứng top 2 toàn ngành bảo hiểm.
-
Tài chính
Fed cảnh báo rủi ro tài chính Mỹ gia tăng dưới tác động chính sách mới
06:00'
73% số người được hỏi đã chỉ ra rủi ro thương mại toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu, cao hơn gấp đôi so với con số được báo cáo vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12' - 26/04/2025
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21' - 26/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.