Trung Quốc lạc quan về triển vọng kinh tế khi bước sang năm 2021
Sau khi trải qua một năm đầy sóng gió với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, trong khi vẫn phải đối phó với chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng gay gắt từ phía Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.
Là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh để tiếp tục hoạt động và sản xuất trong năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi sau đợt suy giảm mạnh để trở thành nền kinh tế lớn duy nhất được kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng dương.
Hướng đến năm 2021, một viễn cảnh hoàn toàn mới sẽ mở ra khi Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và các Mục tiêu dài hạn đến năm 2035. Trong đó, những khía cạnh sau đây có thể cung cấp nhận định về một nền kinh tế đang phát triển trong thời đại đầy biến động.
Kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ
Tại Trung Quốc, mùa Đông kéo đến đi kèm với sự cảnh giác cao độ về nguy cơ xảy ra một đợt lây nhiễm COVID-19 mới. Chính vì thế, chính phủ đã bắt đầu lên kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm đối tượng chính dễ bị lây nhiễm như các công nhân trong ngành dây chuyền lạnh, hải quan, y tế, chợ và giao thông công cộng. Điều này đã khiến những quan ngại về nguy cơ phong tỏa nền kinh tế một lần nữa lắng dịu xuống.
Kết quả là, các dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong quý đầu tiên của năm tới.
Dựa trên dự báo hiện có của các tổ chức quốc tế, tâm lý lạc quan sẽ chiếm ưu thế trong cả năm 2021, với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng 8,2%, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số 7,9%.
Zhang Liqun, nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc Vụ viện, dự đoán rằng tiềm năng to lớn của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên trên ngưỡng 8% trong năm tới.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ sẽ cố gắng hướng nền kinh tế tiếp tục hoạt động trong một phạm vi hợp lý, phù hợp với yêu cầu mà Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương đưa ra.
Theo nhà nghiên cứu Zhang, phạm vi hợp lý có nghĩa là nền kinh tế tạo ra đủ việc làm và thế cân bằng trong cán cân cung cầu. Chuyên gia này đồng thời cũng nhấn mạnh những nỗ lực nhằm mở rộng nhu cầu trong nước và tầm quan trọng của việc duy trì định hướng cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại.
Duy trì các chính sách kích thích kinh tế
Xing Ziqiang, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley tại Trung Quốc, cho biết: "Các động lực nội sinh của nền kinh tế như tiêu dùng cá nhân và đầu tư sản xuất sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới. Ông Xing dự đoán tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ tăng từ mức âm 1% của năm 2020 lên 12% vào năm tới, đóng góp 6,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong khi đó, để việc thúc đẩy hơn nữa nhu cầu trong nước, chuyên gia phân tích Gao Ruidong của Everbright Securities gợi ý rằng chính sách tài khóa nên đóng vai trò tích cực hơn trong việc tối ưu hóa phân phối thu nhập, tăng cường đầu tư vào nâng cấp công nghệ trong ngành sản xuất và tăng cường quản lý nhu cầu.
Dong Ximiao, chuyên gia phân tích của Công ty Tài chính Tiêu dùng Merchants Union, cho biết các chính sách kinh tế vĩ mô cần linh hoạt và cần có những điều chỉnh phù hợp để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế. Trong đó, một số biện pháp có thể được loại bỏ nếu nền kinh tế phục hồi nhanh trong năm tới, theo ông Dong Ximiao.
Ông nêu rõ thanh khoản cần được "bơm": chính xác hơn vào các lĩnh vực then chốt và những liên kết yếu, đồng thời hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và phát triển xanh.
Đổi mới không ngừng
Năm 2021 sẽ tiếp tục chứng kiến cam kết đổi mới của Trung Quốc. Đây được coi là một động lực tăng trưởng chính đã được nhấn mạnh tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương gần đây.
Với tuyên bố sẽ tăng cường các công nghệ chiến lược quốc gia của mình, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động 10 năm nhằm thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và lập kế hoạch cho một số trung tâm nghiên cứu cơ bản.
Để làm được điều này, bên cạnh việc phát huy hết vai trò của nhà nước trong tổ chức các đổi mới lớn về khoa học và công nghệ, Trung Quốc cũng sẽ phát huy tối đa vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong việc thực hiện những đổi mới đó, đồng thời hỗ trợ các hoạt động đổi mới của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vai trò trên trường thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đến năm 2021, Trung Quốc ước tính đóng góp hơn 1/3 vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài sự phục hồi kinh tế ổn định, đóng góp của nước này còn đến từ quyết tâm mở cửa nền kinh tế ở cấp độ cao hơn và tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Trong tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã ký hết hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cùng các nước hình thành khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đưa vào thực hiện luật đầu tư nước ngoài trong năm nay và danh sách các nhà đầu tư nước ngoài bị "cấm cửa" cũng đã được thu hẹp.
Bất chấp các yếu tố không chắc chắn về môi trường bên ngoài, thương mại hàng hóa nước ngoài của Trung Quốc trong 11 tháng của năm 2020 tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đại lục, trên thực tế, cũng tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, các công ty nước ngoài vẫn tin tưởng vào thị trường Trung Quốc. Một cuộc khảo sát do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố vào tháng 7/2020 cho thấy khoảng 99,1% các công ty nước ngoài được hỏi cho biết hoạt động của họ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn sẽ tiếp tục.
Tao Lin, Phó Chủ tịch Toàn cầu của Tesla, cho biết Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương năm nay đã thuyết phục nhà sản xuất ô tô điện rằng đầu tư vào Trung Quốc là một quyết định đúng đắn. Trong tương lai, Tesla sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và hội nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, đồng thời góp phần xây dựng mô hình phát triển mới./.
>>Thị trường Trung Quốc vẫn là "trụ cột" của ngành ô tô toàn cầu
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ấn Độ muốn vượt Trung Quốc về sản xuất điện thoại di động
07:46' - 28/12/2020
Với kế hoạch khuyến khích sản xuất (PLI) nhằm thu hút các nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới đến Ấn Độ, New Delhi đang đặt mục tiêu vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng vào thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc
21:10' - 26/12/2020
Các doanh nghiệp châu Âu ở Trung Quốc đang hy vọng Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận đầu tư vào cuối năm nay, mặc dù Bắc Kinh đã từ chối đưa ra cam kết thời hạn.
-
DN cần biết
Tiêu thụ thép của Trung Quốc có thể sẽ tăng vào năm 2021
18:02' - 26/12/2020
Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc, tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 991 triệu tấn vào năm 2021, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Quy hoạch Cảng biển cần đi trước một bước
09:20'
Nhiệm vụ quan trọng khác mà ngành hàng hải phải thực hiện đó là triển khai xây dựng quy hoạch cảng biển giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050, tạo tiền đề phát triển bền vững kinh tế biển.
-
Ý kiến
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?
08:25' - 16/01/2021
Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020 nhờ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mặc dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khó lường tác động tới tăng trưởng.
-
Ý kiến
Unilever: Hoạt động tiêu dùng toàn cầu sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2021
10:11' - 15/01/2021
Đại dịch COVID-19 đã giúp "thúc đẩy" doanh số bán thực phẩm đóng gói của nhiều công ty như Unilever, Nestle và Kraft Heinz.
-
Ý kiến
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
17:34' - 14/01/2021
Ngôi sao đang lên Việt Nam tiếp tục là thành tố trung tâm của các chuỗi cung ứng đang biến đổi và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Ý kiến
Thời báo Phố Wall: Mỹ không cấm đầu tư vào Alibaba, Tencent, Baidu
10:57' - 14/01/2021
Tờ Thời báo Phố Wall đưa tin Washington sẽ không cấm người Mỹ đầu tư vào các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu và Tencent như một số công ty khác do lo ngại về an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
Các công ty hỗ trợ dự án Nord Stream 2 đối mặt với rủi ro bị Mỹ trừng phạt
10:50' - 14/01/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với các công ty châu Âu bị nghi ngờ đang hỗ trợ xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.
-
Ý kiến
Reuters: Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,4% trong năm 2021
22:01' - 13/01/2021
Mức tăng trưởng trong năm 2021 theo dự báo trên là cao nhất trong một thập kỷ.
-
Ý kiến
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.
-
Ý kiến
IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
13:24' - 13/01/2021
IMF đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì.