Trung Quốc liệu có cắt giảm nguồn cung cấp dầu thô cho CHDCND Triều Tiên?
Đây là lần thứ 3 Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân ngay trước một sự kiện ngoại giao lớn của Bắc Kinh. Đã đến lúc Trung Quốc phải phản ứng mạnh mẽ, cắt giảm nguồn cung cấp dầu thô cho Bình Nhưỡng sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 này.
Bài báo cho biết CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công một quả bom nhiệt hạch (bom H). Phản ứng trước động thái mới này của Bình Nhưỡng, quân đội Hàn Quốc lập tức tiến hành tập trận bắn tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, với tầm bắn tương đương khoảng cách đến địa điểm Bình Nhưỡng thử hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên là rất nguy hiểm và thù địch với Mỹ. Ông nhắc lại tuyên bố rằng Mỹ không loại trừ một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên để đáp trả vụ thử hạt nhân này.
Chính quyền của ông đang xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế mới để gây áp lực lên Trung Quốc và các nước khác có giao dịch với Bình Nhưỡng. Điều này gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Triều Tiên, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc ngừng tất cả các hoạt động giao dịch thương mại này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hai nền kinh tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cùng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joshep F. Dunford Jr. đều khẳng định, bất kỳ mối đe dọa nào đến lãnh thổ Mỹ, Guam hay lãnh thổ đồng minh của Mỹ đều phải trả giá bằng cuộc đối đầu quân sự lớn.
Chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trương Liên Quý bình luận rằng Triều Tiên thường thực hiện các bước leo thang táo bạo mỗi khi ở Trung Quốc diễn ra một sự kiện lớn. Triều Tiên đã tìm cách chứng minh rằng trừng phạt là vô ích và họ không muốn quay trở lại bàn đàm phán nữa.
Giám đốc Viện nghiên cứu Biên giới thuộc Viện Khoa học xã hội Liêu Ninh (Trung Quốc) cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải phản ứng mạnh mẽ bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp dầu thô cho Bình Nhưỡng sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6.
Triều Tiên cần phải hiểu, họ sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục các hành động liều lĩnh. Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng khi tình hình trở nên xấu đi, Mỹ sẽ phải triển khai các vũ khí hạt nhân ở khu vực này, nếu không họ sẽ phải cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. Cho dù tình hình thế nào chăng nữa, thì Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Bài báo khẳng định rằng việc Mỹ cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước làm ăn với Triều Tiên chắc chắn sẽ làm cho nền kinh tế nước này bị thiệt hại, còn nếu không ra tay thì Bình Nhưỡng được đà lấn tới.
Các chuyên gia cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tính toán rất kỹ thời điểm tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân để có được những ảnh hưởng và hiệu quả tối đa nhất.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cần “bắt tay” ASEAN trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên
06:30' - 13/09/2017
Hàn Quốc cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên.
-
Ngân hàng
4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc ngừng giao dịch với Triều Tiên
15:33' - 12/09/2017
4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đã ngừng các dịch vụ tài chính đối với các khách hàng Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng phát triển chương trình hạt nhân
07:40' - 12/09/2017
Theo Đại sứ Trung Quốc, các bên liên quan cần nối lại đàm phán "càng sớm càng tốt".
-
Kinh tế Thế giới
LHQ quan ngại chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên
12:18' - 10/09/2017
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định tình hình căng thẳng liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên thế giới nhiều năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45'
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18'
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11'
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55'
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Mỹ thảo luận việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga
13:40'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận phương án áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo sửa chữa cả hai đường ống của Dòng chảy phương Bắc
10:58'
Công ty Nord Stream AG ngày 1/7 đã xác nhận việc tạm thời ngừng hoạt động cả hai đường ống của tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc từ ngày 11/7 đến 21/7 do sửa chữa theo lịch trình hàng năm.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Ấn Độ và Nga thảo luận về năng lượng và lương thực
09:27'
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08' - 01/07/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.