Trung Quốc: Nghịch lý khi dòng tín dụng bị “ế khách”
Giới chức Trung Quốc đang đối mặt với một thách thức khó khăn trong việc làm sao để thuyết phục các công ty và hộ gia đình tăng cường vay tín dụng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và việc phải ngừng hoạt động liên tục đang làm suy giảm niềm tin tiêu dùng.
Sự không chắc chắn khiến nhu cầu vay nợ giảmSau khi tăng trưởng tín dụng suy yếu trong tháng 4/2022 xuống mức tồi tệ nhất của gần 5 năm, kinh tế Trung Quốc tiếp tục ghi nhận một vài dữ liệu cho thấy sang tháng 5 mọi thứ sẽ không khả quan hơn.Việc doanh số bán nhà tiếp tục giảm cho thấy tâm lý thờ ơ của người dân đối với các khoản vay thế chấp và nhu cầu tín dụng thấp của các công ty bất động sản.Các ngân hàng đã phải thử nhiều cách khác nhau để tìm kiếm khách hàng và đáp ứng các quy định về cho vay doanh nghiệp. Tâm lý ngại ngần đi vay bắt nguồn từ sự không chắc chắn liên quan đến các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc. Bên cạnh đó là tâm lý lo ngại rằng liệu các đợt bùng phát trong tương lai có thể dẫn đến nguy cơ phải đóng cửa lặp lại như đã diễn ra ở Thượng Hải trong nhiều tuần hay không?Các doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất và cắt giảm việc làm, khiến doanh thu sụt giảm và lợi nhuận lao dốc, nhiều công ty phải trì hoãn các kế hoạch mở rộng. "Nhu cầu tín dụng sụt giảm phản ánh kỳ vọng xấu đi giữa các thực thể thị trường và xu hướng mở rộng kinh doanh chậm lại", chiến lược gia cấp cao của ngân hàng ANZ tại Trung Quốc Xing Zhaopeng cho biết.Điều này cho thấy triển vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể yếu đi ngay cả trong quý III/2022, vì nhiều hoạt động đầu tư chỉ có thể bắt đầu sau khi các khoản vay được đảm bảo.Kịch bản này là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, những người đang cố gắng thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) tuần trước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng "dốc toàn lực" vào việc gia tăng hoạt động cho vay. PBoC cũng thúc đẩy các ngân hàng giảm lãi suất thế chấp và kêu gọi ổn định cho vay trong lĩnh vực bất động sản.Hệ quả là hệ thống tài chính của Trung Quốc giờ đây đang tràn ngập tiền mặt và bất kỳ sự nới lỏng tiền tệ nào từ phía ngân hàng trung ương - chẳng hạn như cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản - cũng có thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Lãi suất cho vay ngắn hạn liên ngân hàng giảm là một dấu hiệu cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng không sôi nổi. Tuần trước, lãi suất đối với chấp phiếu ngân hàng (bankers' acceptances - giấy cam kết của một ngân hàng để trả một khoản tiền nhất định cho người nắm giữ chấp phiếu vào một ngày nhất định được ghi rõ trên chấp phiếu) đến hạn thanh toán trong một tháng đã giảm xuống còn 0,01% vào đầu tuần trước.Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Thương mại Thượng Hải, đây là lần thứ tư kể từ tháng 12/2021, mức lãi suất này tiệm cận 0% vào giai đoạn cuối tháng. Các công ty Trung Quốc cũng không quan tâm đến việc bán nợ. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, tháng 5/2022, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước lần đầu tiên trong bảy tháng thấp hơn đến 102 tỷ nhân dân tệ so với giá trị trái phiếu đáo hạn lần đầu tiên trong cùng kỳ. Điều này có nghĩa là số nợ được trả nhiều hơn số tiền đã vay.Nỗ lực từ phía chính phủCác nhà chức trách đã thực hiện nhiều bước phối hợp để thúc đẩy hoạt động cho vay trên thị trường bất động sản. PBoC đã cắt giảm lãi suất thế chấp kỷ lục trong tháng này và các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay trong 5 năm, khiến lãi suất cho vay mua nhà giảm tới 35 điểm cơ bản.Ngoài ra, giới chức cũng cho biết họ sẽ hỗ trợ nhu cầu nhà ở hợp lý, trong khi nhiều thành phố cũng đang thực hiện điều chỉnh hoạt động cho vay mua nhà bằng cách giảm lãi suất thế chấp, cho phép người dân từ các thành phố khác mua nhà hoặc thực hiện các cách tiếp cận khác.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn thận trọng đối với việc vay nợ. Doanh số bán bất động sản nhà ở tại 50 thành phố trọng điểm do Trung tâm Thông tin Bất động sản Trung Quốc theo dõi chỉ đạt tổng cộng 131,5 tỷ nhân dân tệ trong hai tuần đầu tháng 5/2022, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước.Sự sụt giảm này cho thấy số liệu về thế chấp có thể vẫn yếu trong tháng 5, sau khi đã giảm vào tháng 4, với tín dụng hộ gia đình trung và dài hạn giảm. Các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính CRIC Securities cho biết trong báo cáo tháng 5: “Nhu cầu nhà ở khó có thể tăng ngay lập tức. Người mua không chắc liệu các chủ đầu tư có thể giao dự án đúng tiến độ hay không, liệu giá nhà có giảm hay không và liệu họ có thể tiếp tục trả các khoản thế chấp hay không”. Theo CRIC Securities, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh đã làm giảm kỳ vọng của người dân về triển vọng thu nhập ổn định.Điều này khiến PBoC phải kêu gọi các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các khoản cho vay, yêu cầu các tổ chức tài chính lớn "gánh vác trách nhiệm, tận dụng mọi nguồn lực để kết nối hiệu quả nhu cầu tín dụng và tăng cường truyền tải chính sách".Một chuyên gia đến từ công ty dịch vụ tài chính Everbright Securities cho rằng điều này có thể thúc đẩy các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn và các ngân hàng chính sách - tăng tốc cho vay vào tuần cuối cùng của tháng Năm. Chuyên gia này nói: “Chúng ta hãy chờ xem số liệu về tín dụng sẽ diễn ra như thế nào trong cả tháng”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Chính sách "không COVID" tạo bong bóng tăng trưởng
11:18' - 30/05/2022
Chính sách "Không COVID" của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, nhưng đã tạo ra bong bóng tăng trưởng trong các lĩnh vực y tế, công nghệ và xây dựng.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Trung Quốc chưa "bắt đáy"
09:03' - 30/05/2022
Doanh số bán nhà Trung Quốc đã giảm trong nhiều tháng do nhiều khách hàng tiềm năng lo lắng các chủ đầu tư không thể hoàn thành các dự án đã cam kết, cũng như lo ngại về tình hình kinh tế đất nước.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" công nghệ Trung Quốc đều có mức tăng doanh thu thấp kỷ lục
08:40' - 30/05/2022
Alibaba, Tencent và JD.com đều công bố mức tăng doanh thu thấp kỷ lục do ảnh hưởng từ các biện pháp phong tỏa phòng dịch COVID-19 và việc Bắc Kinh siết chặt quản lý các công ty công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.