Trung Quốc sẽ tiếp tục đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Khôn nhấn mạnh sẽ cố gắng hết sức có thể để tránh làm tổn hại các doanh nghiệp tại Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Lưu Khôn nhận định cho đến thời điểm hiện tại, ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với nền kinh tế Trung Quốc còn ít, song ông quan ngại khả năng tác động đến việc làm và đời sống người dân.
Ông nhấn mạnh "Trung Quốc không muốn can dự vào một cuộc chiến tranh thương mại, song sẽ cương quyết đáp trả các biện pháp vô lý của Mỹ" để bảo vệ lợi ích của mình. Ông cho rằng nếu căng thẳng thương mại kéo dài, các doanh nghiệp, việc làm, xuất khẩu và sản xuất đều sẽ bị tác động.
Ông Lưu Khôn nêu rõ Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu hỗ trợ người lao động và những người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi tranh chấp thương mại. Ông dự báo việc ban hành trái phiếu của chính quyền địa phương để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm nay sẽ vượt mức 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 145,48 tỷ USD) vào cuối quý III.
Tuy nhiên, khoản chi tiêu này sẽ không vượt quá mục tiêu thâm hụt ngân sách trong năm 2018 là 2,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cũng lạc quan cho rằng nguồn thu của chính phủ nước này trong năm nay sẽ vượt mức dự báo.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các quan chức thương mại Trung Quốc và Mỹ kết thúc vòng đàm phán mới về thương mại trong từ ngày 22-23/8. Đây là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên kể từ đầu tháng 6 nhằm tìm lối thoát cho căng thẳng thương mại giữa hai nước, tuy nhiên cuộc gặp không đạt đột phá nào, trong bối cảnh hai nước áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của mỗi bên.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa tìm được lối thoát đang tác động nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế hai nước mà còn với cả thế giới. Các chuyên gia kinh tế ước tính mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,5%.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể khiến Mỹ hướng sang tìm kiếm các cơ sở sản xuất ở các nước khác, trong đó có Malaysia.
Theo ông, Malaysia cũng như các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải có sự chuẩn bị để xử lý các tác động tiêu cực, cũng như thích ứng với những thay đổi trong tình hình mới./.
>>>Malaysia có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đánh giá như thế nào về đàm phán thương mại với Mỹ?
09:24' - 24/08/2018
Ngày 24/8, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vừa qua tại Washington đã diễn ra một cách "thẳng thắn và trên tinh thần xây dựng".
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu - Mỹ giảm điểm vì căng thẳng thương mại và bất ổn
08:52' - 24/08/2018
Động thái đánh thuế tiếp theo của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng hóa của nhau cũng như bất ổn chính trị mới đây ở Mỹ đã không tác động quá lớn đến các TTCK Mỹ và châu Âu trong phiên ngày 23/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung thất bại trong đàm phán về thương mại
08:45' - 24/08/2018
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán mới về thương mại trong các ngày 22 và 23/8 mà không đạt được bất kỳ đột phá nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.