Trung Quốc tham gia giám sát xả nước thải ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Ngày 26/4, Trung Quốc thông báo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận sẽ mời các chuyên gia Trung Quốc tham gia nhóm làm việc giám sát kế hoạch của Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đưa ra thông báo trên tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh.
Hôm 23/3, Nhật Bản đã đề nghị IAEA đánh giá về độ an toàn của nước thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã qua xử lý và công bố quan điểm của cơ quan với cộng đồng quốc tế trong trường hợp Tokyo quyết định xả nước này ra biển.
Nhật Bản muốn cơ quan giám sát hạt nhân này của Liên hợp quốc tiến hành đánh giá khoa học và khách quan về biện pháp xả ra biển nước thải phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản và công bố kết quả đánh giá với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh một số nước láng giềng của Nhật Bản bày tỏ lo ngại về kế hoạch xả nước thải trên.
Giữa tháng 4 vừa qua, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết sự tham gia của IAEA sẽ tạo uy tín và mang lại sự đảm bảo về an toàn môi trường. Theo đó, IAEA sẽ là trung tâm của hoạt động, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách an toàn.
Ngoài ra, cơ quan này sẽ hiện diện một cách thường xuyên trong các giai đoạn trước, trong và sau dự án xả nước thải nhiễm xạ, có thể kéo dài vài năm.
Theo IAEA, việc xả nước thải của Nhật Bản là phù hợp với thông lệ quốc tế và khả thi về mặt kỹ thuật.
Thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
Ngày 11/3/2011, một trận động đất có độ lớn 9,0 đã gây ra sóng thần quét qua khu vực ven biển phía Đông Bắc Nhật Bản, khiến gần 20.000 người thiệt mạng, 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa và làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Nhà máy này đang tạo ra một lượng lớn nước có nhiễm phóng xạ vốn được dùng để làm nguội các lò phản ứng. Lượng nước thải phóng xạ này hiện là 1,2 triệu tấn được trữ trong các bồn trong khuôn viên nhà máy.
Tuy nhiên, nhà máy có thể không còn diện tích để chứa nước thải vào mùa Thu năm 2022. Hiện Nhật Bản đang xử lý nước thải phóng xạ này bằng cách sử dụng hệ thống xử lý nước tiên tiến nhất (ALPS) giúp loại bỏ phần lớn các nguyên liệu phóng xạ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Nước thải xả từ nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima an toàn
08:40' - 21/04/2021
Theo Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso, nước thải từ nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima đã qua xử lý hoàn toàn an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn về nước uống được theo quy định của WHO.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc có thể tham gia giám sát xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
16:50' - 19/04/2021
Hàn Quốc có thể tham gia nhóm do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dẫn đầu giám sát việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
-
Ý kiến và Bình luận
IAEA ủng hộ Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển
07:39' - 15/04/2021
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.