Trung Quốc thắt chặt kiểm soát thị thực với lao động Triều Tiên
Động thái này được cho là để phù hợp với quyết định của Mỹ duy trì các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Yonhaps dẫn các nguồn tin tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc gần đây đã thắt chặt kiểm soát thị thực đối với nhân viên các nhà hàng Triều Tiên ở các thành phố biên giới, bao gồm thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, theo đó yêu cầu những người đã hết hạn thị thực phải về nước vào cuối tháng này.
Những người làm việc tại các nhà hàng Triều Tiên tại Trung Quốc đã ở lại nước này trong 1 thời gian dài để kiếm sống. Tuy nhiên hiện nay, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng nghiêm ngặt quy định về thị thực đối với công dân Triều Tiên.
Có nguồn tin cho rằng việc kiểm soát thị thực đối với lao động Triều Tiên tại khu vực biên giới Trung Quốc đã được nới lỏng phần nào từ năm ngoái sau một loạt cuộc gặp thượng đỉnh song phương, nhưng tình hình gần đây đã thay đổi.
Theo lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt với Triều Tiên từ tháng 9/2017, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh của Triều Tiên, bao gồm các nhà hàng Triều Tiên tại Trung Quốc, và yêu cầu họ về nước.
Chỉ riêng trong tháng 9/2017, khoảng 2.600 người Triều Tiên đã phải rời khỏi 3 tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc. Nhưng một số nhà hàng Triều Tiên đã nối lại hoạt động kinh doanh tại các khu vực biên giới Trung Quốc hồi năm ngoái.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 kết thúc tại Hà Nội mà không đạt được thỏa thuận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định cam kết của nước này thực thi các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên./.
>>> Tổng thống Mỹ lạc quan về cơ hội đạt được thỏa thuận với Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế số có thể tạo hơn 200 triệu việc làm vào năm 2020
22:07' - 12/03/2019
Theo Nhật báo Thông tin Kinh tế ngày 12/3, kinh tế số của Trung Quốc có tiềm năng tạo được trên 200 triệu việc làm vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
"Đòn bẩy” trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
19:58' - 12/03/2019
Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đang tăng mạnh của Mỹ, trong đó có khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), có thể là một “đòn bẩy” trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18' - 27/06/2022
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.