Trung Quốc “thiệt” hơn khi xung đột thương mại với Mỹ
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu học thuật cao nhất của nước này, mới đây công bố “Sách Xanh kinh tế năm 2019”, trong đó đưa ra dự báo kém khả quan đối với triển vọng kinh tế của Trung Quốc năm 2019.
Sách Xanh cho rằng đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 của Trung Quốc tiếp tục giảm tốc và tăng trưởng khoảng 6,4%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2018. Tác động bên ngoài ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Trung Quốc vào năm 2019 là xung đột thương mại Mỹ-Trung.Sách Xanh cũng đề xuất một loạt khuyến nghị chính sách, bao gồm tăng cường tham vấn và đàm phán, đồng thời nỗ lực tránh để cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang. Một số dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang đưa ra một số nhượng bộ, trong đó có việc nối lại nhập khẩu đậu tương và cắt giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, về vấn đề chuyển giao công nghệ then chốt, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) của Trung Quốc ngày 23/12 đề xuất một dự thảo cấm sử dụng các biện pháp hành chính để buộc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ.Trung Quốc cũng đã công bố một danh sách liệt kê một loạt ngành công nghiệp mà giới đầu tư trong nước và nước ngoài hoặc bị giới hạn hoặc bị cấm đầu tư, như một phần trong các nỗ lực chuẩn hóa quy định tiếp cận thị trường đối với mọi thành phần tham gia.Theo một văn bản dài 83 trang do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố tại một cuộc họp báo ngày 25/12, trong danh sách “điểm danh” 151 lĩnh vực thì có bốn lĩnh vực bị cấm đầu tư, số còn lại cần có sự chấp thuận của chính phủ. Những ngành không bị liệt trong danh sách này được phép mở cửa đón nhận mọi khoản đầu tư mà không cần có sự phê chuẩn của chính phủ. Văn bản của NDRC chỉ rõ những lĩnh vực bị cấm đầu tư bao gồm “tài trợ phi pháp” và “các hoạt động Internet bất hợp pháp”, còn các lĩnh vực cần có sự chấp thuận của chính phủ gồm có khai thác mỏ, nông nghiệp và chế tạo. Danh sách trên được áp dụng trên cả nước và đối với mọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Truyền thông Hong Kong (Trung Quốc) dẫn lời Lâu Phong (Lou Feng) - chuyên gia kinh tế Viện nghiên cứu kinh tế số liệu và kỹ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho hay phân tích mô phỏng cho thấy nhịp độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Mỹ đều giảm, nhưng khi các va chạm thương mại tăng lên, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn so với tác động đến đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ, vì vậy va chạm và tranh chấp thương mại không có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.Ngày 26/12, “Minh báo” -nhật báo có quan điểm trung lập của Hong Kong- đưa tin giữa lúc kinh tế đang phải đối mặt với những khó khăn cả trong nước lẫn bên ngoài, Trung Quốc đã tiến hành Hội nghị công tác kinh tế Trung ương năm 2018 nhằm định hình phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới. Trong đó giới chuyên gia đặc biệt quan tâm là Trung Quốc sẽ đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thế nào cho năm 2019.Nhật báo nói trên dẫn nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết Hội nghị công tác kinh tế Trung ương năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 19- 21/12, định ra phương châm lớn và nhiệm vụ chủ yếu của công tác kinh tế năm 2019. Phó Giám đốc đồng thời là chuyên gia kinh tế hàng đầu của Tập đoàn Tài chính Kinh Đông (JD Finance), Thẩm Kiến Quang (Shen Jianguang), cho biết trong bối cảnh hiện nay, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương năm 2018 tập trung nhấn mạnh ổn định.Trong đó bao gồm 6 ổn định là ổn định việc làm, ổn định tài chính, ổn định vốn đầu tư bên ngoài, ổn định ngoại thương, ổn định đầu tư và ổn định dự báo, mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra tại Hội nghị Bộ Chính trị hôm 31/7/2018.Điều này đồng nghĩa với trong năm tới, vận hành kinh tế Trung Quốc sẽ lấy ổn định làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cải cách được đẩy xuống vị trí thứ yếu. Theo chuyên gia Thẩm Kiến Quang, về chính sách vĩ mô năm 2019, Trung Quốc vẫn tiếp tục cách đặt vấn đề “chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định lành mạnh”.Về mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm tới, chuyên gia Thẩm Kiến Quang thừa nhận năm 2019 công tác kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với sức ép kinh tế giảm tốc lớn hơn, theo đó chính quyền trung ương sẽ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 ở mức trên dưới 6%. Giới chuyên gia cho rằng cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ có lẽ là nguy cơ bên ngoài to lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2019, song điều này cũng có thể giúp Bắc Kinh tăng cường hơn nữa cải cách và mở cửa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung nhất trí đàm phán thương mại cấp thứ trưởng vào 7-8/1 tới
09:44' - 04/01/2019
Ngày 4/1, thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí sẽ lên kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng vào ngày 7-8/1 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khuyến cáo công dân thận trọng khi tới Trung Quốc
09:34' - 04/01/2019
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành khuyến cáo đi lại mới, theo đó cảnh báo các công dân nước này tới Trung Quốc cần tăng cường cảnh giác trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc lạc quan về dự án đường sắt tại Malaysia sẽ được "hồi sinh"
18:19' - 03/01/2019
Trung Quốc vẫn lạc quan về việc Dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông (ECRL) tại Malaysia sẽ được "hồi sinh", đồng thời hy vọng sẽ có được một giải pháp hai bên cùng có lợi trong vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và những ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu
07:38' - 03/01/2019
Tháng 12/2018, hoạt động sản xuất dần chững lại trên toàn châu Âu và châu Á khi cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung vẫn chưa đi đến hồi kết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.