Trung Quốc thúc đẩy cải cách doanh nghiệp quốc doanh
Việc đóng cửa các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) đang “tồn tại ngắc ngoải”, hỗ trợ hợp lý các lao động bị ảnh hưởng và loại bỏ dần những SOE đang làm giảm năng lực hoạt động và cạnh tranh của khối doanh nghiệp quốc doanh là trong số những giải pháp mà Trung Quốc sẽ triển khai trong 2-3 năm tới để đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc doanh.
Quyết định trên được loan báo tại cuộc họp mới đây của Quốc vụ viện Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì. Các doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc sự quản lý của chính phủ đóng vai trò thiết yếu trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc.Tuy vậy, những khó khăn lớn vẫn còn đó và Trung Quốc sẽ phải từng bước khắc phục, với việc cần đẩy mạnh cải cách các SOE.
Hầu hết 106 doanh nghiệp quốc doanh thuộc sự quản lý của Chính phủ Trung Quốc đều đang hoạt động trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của nước này, như viễn thông và năng lượng.Những khó khăn chính đối với các doanh nghiệp này bao gồm sự yếu kém trong lĩnh vực hoạt động sản xuất-kinh doanh chủ chốt, lập nhiều công ty con “lấn sân” sang lĩnh vực khác quá nhiều, hiệu quả hoạt động thấp, có nhiều cấp quản lý...
Chính phủ Trung Quốc cũng hướng tới giảm bớt 30% mức thua lỗ của các công ty chi nhánh thuộc những doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Chính phủ Trung Quốc, và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp này thêm hơn 100 tỷ NDT (15,3 tỷ USD) vào cuối năm 2017.Các doanh nghiệp quốc doanh cũng cần tích cực cơ cấu lại hoạt động và tối ưu hóa các nguồn lực để nâng cao chất lượng của các sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Italy xây dựng chiến lược xuất khẩu 700 tỷ euro: Tiềm năng từ các thị trường mới
18:20'
Các ưu tiên chính để đạt được mục tiêu xuất khẩu 700 tỷ euro của Italy bao gồm thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi và tăng xuất khẩu sang khu vực Tây Balkan và Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Hong Kong (Trung Quốc) tăng hơn 15% so với cùng kỳ
16:39'
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tháng 2 của Hong Kong đã tăng 15,4% và 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế mới của Tổng thống Trump đe dọa kinh tế Mỹ
16:38'
Việc Mỹ áp đặt hàng loạt thuế quan mới lên hàng nhập khẩu toàn cầu đang phát đi tín hiệu bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đâu là trụ cột cho thương mại tự do khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?
16:37'
RCEP đã trở thành một trụ cột quan trọng cho thương mại tự do toàn cầu và tạo động lực cho kinh tế thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và bất ổn địa chính trị gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng thép Nhật Bản có thể xuống mức thấp nhất trong hơn 50 năm
16:29'
Chủ tịch Liên đoàn Sắt và Thép Nhật Bản cảnh báo kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến sản lượng thép thô hàng năm của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng
12:18'
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách và biện pháp mở rộng tiêu dùng, tích cực thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy cắt giảm chi tiêu của các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ
11:08'
Các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ cảnh báo lượng thực phẩm phân phát sẽ giảm sút đáng kể do khoản cắt giảm ít nhất 1 tỷ USD từ ngân sách liên bang và các chương trình bị tạm dừng.
-
Kinh tế Thế giới
EC chọn 2 dự án vật liệu hiếm của Bỉ vào danh sách ưu tiên
09:46'
Trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp các vật liệu quan trọng, Ủy ban châu Âu (EC) đã chọn hai dự án kim loại bán dẫn quý hiếm germanium của Bỉ vào danh sách ưu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ sung hàng chục thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại
09:41'
Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 6 công ty con của Inspur Group, công ty cung cấp dịch vụ icloud và dữ liệu lớn hàng đầu Trung Quốc và hàng chục thực thể Trung Quốc khác vào danh sách hạn chế xuất khẩu.