Trung Quốc tiết lộ hai "vũ khí chiến lược" đối phó với Mỹ
Ngày 14/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, không chỉ vạch ra những đường hướng phát triển tương lai cho Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, mà còn tiết lộ những "vũ khí" chiến lược để đối phó với Mỹ.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công tác ở khu vực miền Nam. Sau khi khảo sát tỉnh Quảng Đông trong khoảng hai ngày, ông Tập đã tới dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình đã đề cập tới sứ mệnh lịch sử mà Trung Quốc trao cho Thâm Quyến trong thời đại mới với 6 điểm chủ chốt.
Thứ nhất, kiên trì quán triệt khái niệm phát triển mới. Thứ hai, thúc đẩy cải cách sâu rộng tiến cùng thời đại. Thứ ba, quyết tâm mở cửa toàn diện. Thứ tư, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị đô thị với tinh thần đổi mới sáng tạo. Thứ năm, nỗ lực thực hiện tư tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm. Thứ sáu, tích cực hành động thúc đẩy xây dựng Khu vực Vịnh lớn (Great Bay) kết nối Quảng Đông, khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau.
Khi nói về khái niệm phát triển mới, ông Tập Cận Bình đã tiết lộ loại "vũ khí" quan trọng mà Trung Quốc cần mài giũa để chống lại cuộc chiến khoa học công nghệ của Mỹ, đó là phát triển công nghệ nền tảng.
Ông Tập Cận Bình mong muốn Thâm Quyến sẽ phát huy vai trò quan trọng hơn trên phương diện phát triển khoa học công nghệ quốc gia, phải xây dựng thành căn cứ tầm cao về khoa học công nghệ của các ngành nghề sáng tạo có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Về bước đi cụ thể, ông Tập đề xuất bố trí chuỗi sáng tạo xunh quanh chuỗi ngành nghề, bố trí chuỗi ngành nghề xung quanh chuỗi sáng tạo, bố trí các ngành nghề mới nổi mang tính chiến lược, bồi dưỡng phát triển các ngành nghề tương lai, phát triển kinh tế số.
Đặc biệt, theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, Thâm Quyến cần phải tăng cường đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản mang tính ứng dụng, phát huy ưu thế về hội nhập sâu rộng giữa nghiên cứu khoa học, giáo dục và sản xuất, chủ động hội nhập vào mạng lưới sáng tạo toàn cầu.
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng yêu cầu phải đối chuẩn (Benchmarking) với các tiêu chuẩn hàng đầu của thế giới, ra sức phát triển các ngành dịch vụ hiện đại như tài chính, nghiên cứu và phát triển, thiết kế, kế toán, luật, hội chợ triển lãm…, tăng cường sức cạnh tranh của ngành dịch vụ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cần thực thi chính sách nhân tài thông thoáng hơn, thu hút và bồi dưỡng đội ngũ nhân tài khoa học công nghệ chiến lược trình độ quốc tế, cán bộ lãnh đạo khoa học công nghệ, nhân tài khoa học công nghệ trẻ và ê kíp sáng tạo trình độ cao, tập hợp và sử dụng nhân tài khắp thế giới.
Trước đó, hãng tin Tân Hoa Xã cho hay khi khảo sát tập đoàn Tam Hoàn ở Triều Châu nhằm tìm hiểu tình hình phát triển công nghệ then chốt của doanh nghiệp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh "doanh nghiệp phải phát triển, ngành nghề phải nâng cấp, kinh tế phải phát triển theo hướng chất lượng cao, đều phải dựa vào tự chủ sáng tạo. Hiện nay, chúng ta (Trung Quốc) đang trải qua cục diện lớn trăm năm chưa trừng có, phải đi theo con đường tự lực cánh sinh với trình độ cao hơn".
Theo tờ Economic Journal, trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung ngày càng quyết liệt, Mỹ không ngừng leo thang phong tỏa khoa học công nghệ đối với Trung Quốc, việc ông Tập Cận Bình yêu cầu phải tự lực cánh sinh, phát triển công nghệ nền tàng là nhằm phát đi tín hiệu Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn nữa vận dụng thể chế cả nước, tấn công vào lĩnh vực khoa học công nghệ nền tảng nhằm thoát khỏi sự bao vây của Mỹ.
Một loại "vũ khí" quan trọng khác để chống Mỹ cũng được ông Tập đề cập tới khi nói về việc thúc đẩy mở cửa hơn nữa. Ở phần này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tới "tuần hoàn hai quỹ đạo", cho rằng "cục diện phát triển mới không phải là tuần hoàn trong nước khép kín, mà là tuần hoàn hai quỹ đạo mở cửa cả ở trong nước và đối với quốc tế".
Ông Tập Cận Bình chỉ rõ cần phải tối ưu hóa và nâng cấp hệ thống sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng, làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế đối nội, cải thiện chiều sâu kinh tế, tăng cường chức năng tuần hoàn hai quỹ đạo giữa quỹ đạo tuần hoàn trong nước trơn tru và liên thông với quỹ đạo tuần hoàn quốc tế, tăng tốc thúc đẩy mở cửa về quy định và tiêu chuẩn, đi đầu trong việc xây dựng thể chế kinh tế mới ở mức độ cao hơn.
Ông Tập cũng cho rằng cần tìm hiểu các hệ thống chính sách linh hoạt hơn trong thương mại trong và ngoài nước, đầu tư và tài chính, tài khóa và thuế, đổi mới tài chính, xuất nhập cảnh, tăng cường hợp tác thiết thực nhiều tầng nấc, nhiều lĩnh vực với các quốc gia và khu vực dọc Vành đai và Con đường (BRI).
Theo phân tích của hãng tin Bloomberg (Mỹ), việc ông Tập Cận Bình nhấn mạnh việc tự lực cánh sinh và "tuần hoàn hai quỹ đạo" cho thấy Trung Quốc đang hướng tới việc tập trung kích thích nhu cầu trong nước để đối phó với rủi ro tách rời Mỹ-Trung. Trong đó, "tuần hoàn trong nước" sẽ đóng vai trò chính trong "tuần hoàn hai quỹ đạo"./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Trung Quốc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến thành đô thị kiểu mẫu vào năm 2025
06:26' - 17/10/2020
Trung Quốc mới đây đã công bố kế hoạch thí điểm cải cách đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Shenzhen) thành đô thị kiểu mẫu của Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của chiến lược “tuần hoàn kép” của Trung Quốc đối với ASEAN
05:00' - 16/10/2020
Các chuyên gia đang theo dõi sát sao những chỉ thị của Trung Quốc liên quan đến chiến lược kinh tế mới mang tên “tuần hoàn kép” và tác động đối với dòng chảy thương mại tại khu vực ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc huy động 6 tỷ USD trong lần thứ năm phát hành trái phiếu nợ ra nước ngoài
21:20' - 15/10/2020
Trung Quốc huy động được 6 tỷ USD trong đợt phát hành trái phiếu bằng đồng USD lần đầu tiên dành cho các nhà đầu tư Mỹ.
-
Hàng hoá
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 9
14:30' - 13/10/2020
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sát mức dự báo tăng 10% mà các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó và cao hơn mức tăng 9,5% trong tháng 8.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.