Trung Quốc tìm cách hóa giải đòn tấn công của Mỹ vào ngành sản xuất chip bán dẫn
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. Lệnh trừng phạt của Mỹ đã được mở rộng từ việc nhắm vào “ông lớn” ngành công nghệ Huawei sang tập đoàn sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC.
Trên thực tế, một số nhà cung cấp nước ngoài đã ngừng cung cấp cho SMIC. Tuy nhiên, trong khi thế giới bên ngoài tin rằng Trung Quốc sẽ bị giáng đòn nặng nề, ngành sản xuất chip bán dẫn của nước này dường như vẫn có thể tiếp tục thúc đẩy nâng cấp công nghệ, thậm chí là tự chủ về công nghệ, thoát khỏi sự bao vây của Mỹ.
Không thể phủ nhận lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ đã khiến nhiều nhà cung cấp tạm dừng việc cung cấp hàng hóa cho Huawei.
Nhưng đối với SMIC, họ vẫn có thể lách luật, tiếp tục có được chất bán dẫn và các thiết bị sản xuất liên quan, thậm chí còn có thể nội địa hóa công nghệ nước ngoài. Nguyên nhân, theo tờ Nikkei phiên bản tiếng Trung, là do phía Trung Quốc vẫn còn một số biện pháp vòng tránh.
Thứ nhất, thông qua sự hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn khác ở trong nước. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 1.000 doanh nghiệp mới nổi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn. Huawei và SMIC dường như vẫn có không gian để nhập khẩu chíp bán dẫn, phần mềm thiết kế và thiết bị chế tạo thông qua các doanh nghiệp này.
Thậm chí, Huawei và SMIC cũng có thể sử dụng kênh trung gian đó để tiến hành nâng cấp công nghệ và mở rộng sản xuất. Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng sản xuất chip bán dẫn Synopsys, Aart J. de Geus từng chỉ rõ: “Tại Trung Quốc, (ngoài Huawei) có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chất bán dẫn đang ra sức mua sắm (phầm mềm thiết kế), hình thành cục diện mua sắm chuyển nhượng rất rõ ở nước này”.
Thứ hai, không phải tất cả các hãng cung cấp đều chịu ràng buộc bởi lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Ví dụ: MediaTek, một trong những hãng sản xuất chip bán dẫn lớn nhất vùng lãnh thổ Đài Loan, tuy đã dừng giao dịch với Huawei do lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng doanh thu từ thị trường Mỹ của MediaTek lại rất ít.
Cho nên, không loại trừ khả năng MediaTek chấp nhận rủi ro bị Mỹ trừng phạt để tiếp tục nhận đơn đặt hàng từ Huawei. Ngoài ra, có thể nhận đơn đặt hàng gia công chip bán dẫn cho “khách hàng trung gian” để không phải công khai người sử dụng cuối cùng.
Thứ ba, tận dụng sự chậm trễ của định luật Moore. Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore (một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel), đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng bóng bán dẫn trên mỗi đơn vị diện tích (inch vuông) mạch tích hợp sau mỗi 18 tháng tới 2 năm nhằm sử dụng tốc độ phát triển khoa học công nghệ để khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bắt kịp.
Định luật Moore trở thành động lực kích thích cho ngành công nghiệp điện tử duy trì sự phát triển mạnh mẽ trong hàng thập kỷ qua. Nhưng gần đây, định luật Moore đã có nhiều biểu hiện bị thay đổi và kéo dài dần thời gian tăng đôi số lượng bóng bán dẫn trên mỗi đơn vị diện mạch tích hợp.
Ví dụ, sau khi chip 35 nanomet ra đời vào nửa cuối những năm 2000, thế giới ngày một khó khăn hơn trong việc thu nhỏ mạch tích hợp khắc trên đế silicon của con chip. Trong bối cảnh đó, sự chậm trễ trong việc thực hiện bước tiến công nghệ sản xuất chip bán dẫn thế giới giúp Trung Quốc có thêm thời gian để bắt kịp.
Một lợi thế khác cho Trung Quốc là do gặp khó khăn trong việc thu nhỏ mạch tích hợp khắc trên đế silicon của con chip, các nhà nghiên cứu đang thúc đẩy ứng dụng chip 3 chiều.
Công nghệ hiện nay có thể xếp chồng 128 lớp mạch lên nhau và do có nhiều không gian, cho nên, thay vì sử dụng mạch có kích cỡ 16 nanomet, người ta có thể sử dụng mạch có kích cỡ từ 20 đến 30 nanomet.
Máy khắc tia cực tím của hãng ASML (Hà Lan) sử dụng công nghệ của hãng Nikon hoặc Canon (Nhật Bản) có thể làm được điều đó. Trong khi đó, Nikon và Canon không chịu hạn chế bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, như vậy, Trung Quốc vẫn có thể nhập khẩu máy khắc tia cực tím của hãng ASML để sản xuất con chip 3 chiều.
Quan trọng hơn, thay đổi đã xảy ra trong lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý (CPU) và bộ nhớ ngoài (DRAM), cũng từ thu nhỏ sang 3 chiều. Hiện nay đã có báo cáo cho thấy Trung Quốc đang cung cấp vốn và thiết bị khắc để sản xuất chip 3 chiều. Dường như, Trung Quốc muốn thông qua kênh này để làm chủ công nghệ sản xuất chip./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiết lộ hai "vũ khí chiến lược" đối phó với Mỹ
05:00' - 18/10/2020
Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ hai loại "vũ khí" quan trọng mà Trung Quốc cần mài giũa để chống lại cuộc chiến công nghệ của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Donald Trump nêu quan điểm về các vấn đề nổi cộm
09:52' - 16/10/2020
Tối 15/10 (giờ Mỹ), tại cuộc hỏi đáp riêng rẽ được tổ chức tại bang Florida, các cử tri tập trung chất vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án xem xét đơn kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ về TikTok
08:09' - 15/10/2020
Tòa phúc thẩm khu vực Quận Columbia đã nhất trí xem xét đơn kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ về phán quyết của thẩm phán ngăn chặn lệnh cấm tải ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của tập đoàn ByteDance
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia cảnh báo về mô hình suy thoái xuất hiện trong nền kinh tế Mỹ
05:30' - 15/10/2020
Mặc dù kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn khởi đầu của quá trình phục hồi sau đại dịch, nhưng hiệu ứng phục hồi nhanh chóng đã che đậy một điều đáng lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Lĩnh vực trò chơi điện tử - "đích" tiếp theo của cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung
05:00' - 02/10/2020
Cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp theo sẽ nhằm vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử sau khi chính quyền Mỹ thể hiện quan ngại về tính bảo mật dữ liệu cá nhân do các trò chơi điện tử nắm giữ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.